Độc Cô hoàng hậu vốn là người phụ nữ thông minh, tài sắc. Bà vốn là con gái của Độc Cô Tín, một vị khai quốc công thần của Bắc Chu, cũng là một trong tám cột trụ của đất nước, làm quan tới chức Đại đô đốc, Đại tư mã.
Vì thích thú chàng trai tên Dương Kiên - con trai trưởng của Dương Trung Đại tướng quân, Độc Cô Tín đã gả con gái cho anh ta. Sau này, Dương Kiên rất được lòng dân vì có nhiều chính sách hợp lý, lại mưu cầu vì dân, khiến dân phục nên được lên làm Vương và lập Độc Cô Thị làm hoàng hậu.
Độc Cô hoàng hậu vì lo cho sự hưng thịnh của quốc gia nên luôn từ chối những món quà giá trị của vua tướng, lại có lòng tốt yêu thương dân như con nên càng nhận được sự sủng ái của hoàng thượng. Vì thế, sau này, các việc triều chính bà cũng được quyền can dự và lên chầu triều cùng với chồng.
Đặc biệt, vị hoàng hậu này nhất quyết yêu cầu hoàng đế phải thực hiện chế độ một vợ một chồng, trái ngược với những gì tồn tại ở đất nước này suốt nhiều năm qua. Bởi vậy, các quan quân đều bàn tán, cho rằng Độc Cô Hoàng hậu là người phụ nữ có máu ghen tuông bậc nhất thiên hạ, không ai sánh bằng.
Bà không cho phép bất cứ mỹ nữ nào đến gần chồng, do đó, vua không thể lâm hạnh ai khác ngoài hoàng hậu dù mĩ nhân hậu cung có rất nhiều.
Không chỉ với hoàng đế mà các quan đại thần, hoàng hậu cũng khuyến khích họ nên theo chế độ độc thê, chỉ có con với vợ cả. Bà cho rằng việc lập thiếp chính là mầm họa cho gia đình và xã tắc. Theo bà, khi đàn ông có “năm thê bảy thiếp”, sẽ không thể tránh khỏi những mối bất hòa phát sinh trong gia đình. Điều này cũng sẽ khiến vua lẫn các quan đại thần tốn nhiều công sức vào việc tề gia. Như vậy còn đâu thời gian để chuyên tâm vào việc quốc gia đại sự?
Đặc biệt, đối với bậc đế vương, nếu sa đà vào việc hoan lạc với các cung tần mỹ nữ trong tam cung lục viện, thì còn sức lực đâu để lo việc trị quốc, bình thiên hạ?
Một lần, hoàng hậu bị ốm nên phải nằm nghỉ ngơi. Vua nhân cơ hội cùng người hầu đi đến các cung viện khác trong hậu cung. Biết vua tới, các phi tần đã lao ra để tranh sủng. Cuối cùng, một cung nữ nhỏ tuổi tên Uất Trì vừa gặp Vua thì cúi đầu e lệ đã nhận được sự chú ý của vua.
Ngay đêm đó, vua đã sủng hạnh cô cung nữ nhỏ. Thế nhưng cũng chính vì điều này mà cô cung nữ kia gặp phải tai họa. Độc cô hoàng hậu dù đang bệnh nhưng khi nghe cấp báo đã nổi cơn ghen tuông, đùng đùng mang theo người kéo đến mắng chửi và đánh đập Uất Thị đến chết.
Tùy Văn Đế biết tin vô cùng tức giận song vì nể sợ vợ nên không thể làm gì hơn ngoài việc dong ngựa bỏ lên núi giải sầu, không màng việc nước lẫn việc nhà.
Khi quần thần tìm đến, Tùy Văn Đế liền cảm thán mà than: “Hoàng hậu hành động kiêu ngạo, độc đoán, ham muốn kiểm soát quá lớn. Ta thân là thiên tử nhưng chẳng được tự do! Có vị đế vương nào khốn khổ như ta không?”.
Mãi tới khi Độc Cô hoàng hậu sai 2 đại thần là Cao Quýnh, Dương Tố lên núi thuyết phục, Tùy Văn Đế mới chịu trở về cung, hòa giải với vợ. Tuy nhiên, 2 vợ chồng vương hậu không thể quay lại tình trạng thân mật như trước được nữa. Độc Cô dù giết được tiểu tam nhưng kể từ đó, bà mất đi tình yêu của chồng.
Không lâu sau đó, Độc Cô hoàng hậu bị bệnh nặng và qua đời, hưởng thọ 59 tuổi. Tùy Văn Đế Dương Kiên ngay lập tức tuyển nhiều phi tần, mỹ nữ hầu hạ. Tuy nhiên, do sa đà vào tửu sắc nên Tùy Văn Đế Dương Kiên trở nên kiệt sức. Cuối cùng chỉ hai năm sau đó ông đã qua đời.
Mộc Miên (T/h)