Lạ mắt nghề 'điêu khắc' vỏ trứng, biến vật dụng thông thường thành tác phẩm nghệ thuật

Với anh Lượm (SN 1983, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế), vỏ trứng được xem là "ngọc" để sáng tạo nên những sản phẩm độc-lạ.
Đến xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, hỏi anh Hoàng Ngọc Lượm không ia là không biết. Những sản phẩm độc đáo từ vỏ trứng của anh được nhiều vị khách chọn làm quà lưu niệm khi đến tham quan.
 
Lạ mắt nghề 'điêu khắc' vỏ trứng thành tác, biến vật dụng thông thường thành tác phẩm nghệ thuật
Những chiếc vỏ trứng tưởng chừng vô dụng nhưng dưới bàn tay của anh Lượm là cả tác phẩm nghệ thuật 
 
Anh Lượm sinh năm 1983 (sống ở thôn Kim Sơn, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế). Mặc dù "tổ ấm" của anh ở thôn Kim Sơn, nhưng hăng ngày anh đến cửa hàng nhỏ của mình cạnh cây cầu ngói Thanh Toàn (thị xã Hương Thủy) để làm việc, chuyên tâm với vỏ trứng.
 
Anh Lượm cho biết, cách đây khoảng 15 năm, xuất phát từ vẻ đẹp "lạ lùng" của những chiếc vỏ trứng được phát hiện trong một lần đốt rác. Anh tự hỏi: "Liệu có thể tìm thấy vẻ đẹp, giá trị nào từ thứ vô ích, khó tiêu hủy này?".
 
Và rồi, anh Lượm bắt đầu thử nghiệm từng vật dụng từ nhỏ đến lớn trong nhà như lược , nón bảo bảo hiểm, bàn ghế, bức tranh,...
 
Lạ mắt nghề 'điêu khắc' vỏ trứng thành tác, biến vật dụng thông thường thành tác phẩm nghệ thuật
Vỏ trứng trước khi được tạo thánh sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn
 
Năm 2017, anh từng tham gia triển lãm có chủ đề "Địa Đàng" với 37 thiết kế, hội họa kết hợp sơn mài với vỏ trứng. Sau một thời gian, anh Lượm tích lũy được nhiều kinh nghiệm, chịu khó tìm tòi và học hỏi. Và đến năm 2019, anh quyết định "khởi nghiệp" bằng vỏ trứng.
 
Lạ mắt nghề 'điêu khắc' vỏ trứng thành tác, biến vật dụng thông thường thành tác phẩm nghệ thuật
Công đoạn chế tác đòi hỏi người thợ cẩn thận và thật tỉ mỉ
 
Anh chia sẻ: "Trước làm ít thì xin nhà này nhà kia. Còn giờ cần nguồn vỏ trứng ổn định thì mình đến các lò ấp để đặt mua. Trong khi người dân đang tìm cách xử lý nó, mình đến mua về dùng, vẹn đôi đường nên ai nấy đều vui".
 
Lạ mắt nghề 'điêu khắc' vỏ trứng thành tác, biến vật dụng thông thường thành tác phẩm nghệ thuật
Vỏ trứng được khảm ở tranh sơn mài rồi đến các vật dụng hằng ngày 
 
Từ ý tưởng cho đến khâu chuẩn bị nguyên liệu và sản xuất quả là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mẩn. Các vỏ trứng sau khi htu gom, anh nướng trên lửa để đạt độ giòn cứng và màu sắc nhất định. Công đoạn này rất khó, nếu non hoặc quá tay thì vỏ trứng sẽ không cho ra màu tốt nhất.
 
Lạ mắt nghề 'điêu khắc' vỏ trứng thành tác, biến vật dụng thông thường thành tác phẩm nghệ thuật
Các mẫu mã đa dạng và còn có độ bền cao
 
Tiếp đến, tùy theo mục đích và chi tiết cần sử dụng, người thợ gắn, mài sơn và xả màu. Cũng thật khó khi sản phẩm càng nhỏ sẽ khiên vỏ trứng lệch đi 1mm so với nét vẽ khuôn, lúc đó sản phẩm sẽ không được đánh giá cao. 
 
Lạ mắt nghề 'điêu khắc' vỏ trứng thành tác, biến vật dụng thông thường thành tác phẩm nghệ thuật
Sản phẩm vừa tạo ra thu nhập lại vừa góp phần bảo vệ môi trường
 
"Chỉ cần lơ là thì nước màu, đường nét sẽ không như ý. Chúng buộc phải bỏ đi dù thời gian làm ra đến đó cũng mất nhiều ngày trời, thậm chí mất cả tháng trời" - anh Lượm cho hay.
 
Và thế, cùng või việc "điêu khắc" vỏ trứng trong tranh sơn mài, các vật dụng hằng ngày, đồ trang sức, dưới đôi tay khéo léo của anh Lượm cũng trở thành một tác phẩm nghệ thuật, đầy cuốn hút. Những sản phẩm của được các du khách trong và ngoài nước ánh giá cao. 
 
Anh Lượm tự tin và chắc chắn, sản phẩm khảm (cẩn) vỏ trứng của anh được đảm bảo về độ bền. Các loại chén bát sử dụng được, ấm trà thậm chí có thể dem đun nóng mà không bị ảnh hưởng đến lớp sơn mài hay vỏ trứng. 
 
Trước đây, các sản phẩm vỏ trứng trong tranh sớn mài hay đính lên đồ trang sức đã từng có một vài người làm. Tuy nhiên, việc đưa vỏ trứng lên chén, dĩa, bình trà, lọ hoa, gót giày như anh Lượm thì rất hiêm. 
 
Lạ mắt nghề 'điêu khắc' vỏ trứng thành tác, biến vật dụng thông thường thành tác phẩm nghệ thuật
Nhiều du khách thích thú khi đến tham quan cửa hàng lưu niệm của anh
 
Để có sản phẩm hoàn thiện, đẹp và chất lượng người thợ cần trải qua nhiều công đoạn khác nhau như làm vóc (làm nền), cẩn trứng (đính trứng lên hình), gạt màu, mài, đánh bóng… Do vậy, mỗi sản phẩm phải mất khoảng 1 tuần mới hoàn thành.
 
Nhìn những sản phẩm được chế tác tinh xảo, xinh xắn là thế nhưng ít ai biết rằng, tất cả chúng đều được làm hoàn toàn thủ công. Mỗi ngày, gian hàng của anh thu hút rất nhiều người dân và du khách đến tham quan. Nhiều người thích thú chiêm ngưỡng và mua các rác phẩm nghệ thuật này về làm quà tặng. 
 
Ngoài thời gian làm việc ở gian hàng, vào ban đêm khi về nhà, anh còn tranh thủ làm gót giày theo đơn đặt hàng. Công việc này mang lại nguồn thu nhập ổn định cho anh để trang trải cuộc sống hàng ngày. 
 
Các sản phẩm của anh, tủy theo tính nghệ thuật, độ tinh xảo và phức tạp sẽ được định giá từ 10.000 đến vài triệu đồng.  Anh Lượm ước tính nếu trưng bày như tác phẩm nghệ thuật thì sản phẩm có tuổi thọ lên đến 30 năm hoặc hơn. Còn nếu dùng trong cuộc sống thường nhật, tuổi thọ "chắc chắn cao hơn sản phẩm tương đương ngoài thị trường nhờ lớp sơn mài và vỏ trứng" - anh nói.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/02/11/38 Ý TƯỞNG SÁNG TẠO VỚI TRỨNG_11022020120305.mp4[/presscloud]
38 ý tưởng sáng tạo với trứng