Luật sư nói về quy định phạt tiền nếu ăn cỗ lấy phần ở Nam Định

Theo luật sư Giang Hồng Thanh, ăn cỗ lấy phần là phong tục của từng địa phương, đó là một nét văn hóa có từ rất lâu đời, không có gì đáng phàn nàn chê trách. Người được mời ăn cỗ mang phần của mình về để chia cho người khác, đó đâu phải là việc làm không đúng thuần phong mỹ tục, không phù hợp đạo đức xã hội?
luat-su-noi-ve-quy-dinh-phat-tien-neu-an-co-lay-phan-o-nam-dinh
Quy định xử phạt nếu để khách ăn cỗ lấy phần ở Nam Định gây xôn xao dư luận.

Liên quan đến việc chính quyền xã Giao Long (Giao Thủy, Nam Định) đưa ra quy định "phạt chủ nhà nếu để khách ăn cỗ lấy phần mang về", gây xôn xao dư luận.

Để làm rõ hơn câu chuyện dưới góc độ pháp lý, PV có cuộc trao đổi cùng luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng Luật sư Giang Thanh - Đoàn Luật sư Hà Nội).

Nêu quan điểm về việc này, luật sư Thanh cho rằng: Ăn cỗ lấy phần đã là một phong tục từ xưa đến nay. Thực chất của việc này là sau khi tan cỗ, chủ nhà sẽ gói một ít đồ ăn gửi về làm phần riêng cho con cháu của người được mời.

"Điều này thể hiện sự quan tâm của hàng xóm láng giềng, của bạn bè, người thân. Hoặc có thể là khách tự mang về quả cam, quả quít, vài cái kẹo... cho người ở nhà, không chia bớt thì chủ nhà cũng khuyến khích mang về.

Tuy nhiên ở một số nơi khác thì lại có trường hợp khách đi ăn cỗ thì không ăn mấy để gói phần mang về... Những việc như thế này không phải là hiếm ở các vùng nông thôn", luật sư Thanh nói.

Luật sư Thanh cho rằng, ăn cỗ lấy phần là phong tục của từng địa phương, đó là một nét văn hóa có từ rất lâu đời. Cũng không có gì đáng phàn nàn chê trách. Người được mời ăn cỗ mang phần của mình về để chia cho người khác, đó đâu phải là việc làm không đúng thuần phong mỹ tục, không phù hợp đạo đức xã hội?

"Chỉ nên phê phán những hành động như giành phần của người khác trong mâm cỗ để mang về, hoặc chia nhau mang về rồi để ôi thiu để hỏng, hay mang cỗ thừa về đem vứt bỏ vì tâm lý cho đủ với tiền mừng đã bỏ ra.

thak
Luật sư Giang Hồng Thanh.

Còn nếu cho rằng việc mang cỗ phần về gây áp lực cho chủ nhà phải làm cỗ to thì cũng không hẳn. Đa phần mọi người khi làm cỗ sẽ làm vừa đủ, tránh quá thừa thãi lãng phí mà cũng là để phù hợp với điều kiện kinh tế. Giả sử gia đình nào muốn làm cỗ to, đó là do nhu cầu của gia đình đó, kể cả không ai mang cỗ phần về thì họ vẫn làm to.

Thế cho nên, quan điểm tôi cho rằng không cần thiết phải áp đặt vấn đề xử phạt chủ nhà nếu để "khách ăn cỗ lấy phần". Chỉ nên tuyên truyền những hành động đáng phê phán như tôi đã nêu ở trên để mọi người dân có ý thức giữ gìn nếp sống văn minh, gia đình văn hóa", luật sư Thanh nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi về việc xã có được ra quy định xử phạt với chủ nhà trong trường hợp nếu để khách ăn cỗ lấy phần, luật sư Thanh nói: "Không phải quy định phạt mà nếu tất cả mọi người dân đồng ý, ai để khách ăn cỗ lấy phần mang về thì phải góp tiền vào ngân sách xã thì sẽ hợp lý hơn".

Trước đó, liên quan đến sự việc này, lãnh đạo huyện Giao Thủy cho biết, sẽ kiểm tra và yêu cầu cấp xã rút quy định xử phạt chủ nhà nếu để khách ăn cỗ lấy phần.

 

Đại đức Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng xin lỗi phật tử cả nước

Đại đức Thích Trúc Thái Minh gửi lời xin lỗi lãnh đạo các cấp, ngành, phật tử, nhân dân cả nước sau lùm xùm chùa Ba Vàng.

 

Chiếc xe không phanh của cậu bé Sơn La chuẩn bị được đem đấu giá

Người chủ mới của chiếc xe đạp không phanh mà cậu bé Chiến đã đi từ Sơn La về Hà Nội thăm em nằm viện bất ngờ quyết định đưa chiếc xe ra đấu giá.

 

Bị phạt nếu để khách ăn cỗ lấy phần mang về: 'Quá phi lý'

Theo các chuyên gia văn hóa, việc đi ăn cỗ lấy phần là tục lệ có từ thời xưa, ở mỗi làng mỗi xã có cách hiểu khác nhau và vì thế việc đặt ra quy định "gia chủ bị phạt nếu để khách ăn cỗ lấy phần mang về là quá phi lý".

 

Công an vào cuộc vụ Khá bảnh đốt xe tay ga

Cảnh sát hình sự Bắc Ninh đã về tìm Ngô Bá Khá (Từ Sơn, Bắc Ninh) tức Khá bảnh sau clip thanh niên này đốt xe máy tay ga rồi quay clip trên Youtube gây bức xúc cộng đồng.