Xu hướng bỏ phố về quê đang là một trào lưu sống tích cực của những người trẻ, dám nghĩ, dám làm.
Xu hướng bỏ phố về quê là một quyết định mang tính táo bạo đối với những người trẻ, và những người như họ, vẫn đang là thiểu số. Tuy nhiên, mục địch và lí tưởng của giới trẻ đó chính là "biết đủ là đủ", gần gũi với thiên nhiên và dĩ nhiên là mang đến niềm vui thú cho bản thân.
Từ bỏ chốn thị thành đô hội, nhộn nhịp, có cơ hội để phát triển, họ đã không ngần ngọa về quê, xây dựng lại từ những con số 0. Những câu chuyện khởi nghiệp của họ tràn ngập khó khăn và vất vả, nhưng quả quyết và tự tin, bày tỏ một quan niệm nhân sinh mới đáng chú ý và tôn trọng.
Nguyễn Đăng Nhật- Lí tưởng đến từ "Cuộc cách mạng một cọng rơm"
Nguyễn Đăng Nhật (sinh năm 1991, ngụ tại Điện Bàn, Quảng Nam) là một trong những người trẻ như thế. Anh vốn sính ra trong mộ gia đình thuần nông, nghèo, theo đạo Phật, trên vùng đất phù sa Gò Nổi, khi xưa hằng năm đều có lụt lội.
Nhật từng tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật năng lượng và môi trường. Đi làm đúng chuyên ngành được 2 năm, nhưng cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và không có ý nghĩa nên quyết định bỏ việc.
Trong khoảng thời gian nghỉ việc, dành thời gian để nhìn lại bản thân mình, Nhật đã tự hỏi: "Sao mình không tự làm ra nông sản cho mình dùng mà phải đi kiếm tiền rồi lại phải mua chúng, trong khi nhà mình cũng có đất sản xuất và nhu cầu của mình không quá nhiều?".
Nghĩ là làm, anh chàng bắt đầu đi tòm tòi, tìm hiểu khắp nơi về cách làm nông hiệu quả. Cho đến một ngày, khi đọc được cuốn "Cuộc cách mạng một cọng rơm", Nhật có thêm niềm tin rằng mình có thể trồng được nông sản để tự cung tự cấp cho gia đình một cách đơn giản nhất.
Sợ bố mẹ phản đối việc làm nông, Nhật lấy cơ ở nhà học tiếng Anh vài tháng rồi sẽ đi làm nhưng thực chất là ở nhà làm vườn. Sau một thời gian, khi thấy có cơ hội bán được rau mình trồng,anh mới nói với gia đình về quyết định làm nông của mình.
Tất nhiên, là những bậc cha mẹ làm sao có thể chấp nhận nổi việc con mình ăn học đàng hoàng lại trở thành một anh nông dân. Vì thế, Nhật đã nhiều lần tranh luận, thậm chí có lần phải nổi nóng về vấn đề thực phẩm bẩn "con người tha hóa đạo đức rành rành thế thì mình lao đầu vào đấy làm chi?". Thấy Nhật quyết liệt, một mực làm nông không hóa chất, bố mẹ cũng chịu một phen "để nó làm xem sao".
Anh Nguyễn Đăng Nhật (Ảnh: Tuổi trẻ)
Tháng 7/2017, Nhật bắt đầu khởi nghiệp bán rau. Những khách hàng đầu tiên của anh là bạn bè từ thời đại học, những người thích ăn thuần thực vật. Dàn dà, anh có một lượng khách hàng thân thiết, tầm 60 anh chị em.
Cứ mỗi tuần, Nhật lại thu hái, gói rau bằng lá chuôi rồi chở xe máy giao đến tận nhà cho khách trong bán kính 4-40km từ nhà mình. Sản phẩm của Nhật nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con, cô bác thôn quê bởi sự an toàn và gí cả lại phải chăng. Bên cạnh đó, Nhật còn tận dụng, phát triển thêm các mặt hàng ngũ cốc và trái cây theo mùa nhà trồng, cả các món chế biến nhà làm như chuối mít phơi khô, dầu phộng.
Nhà của anh có 5.000m2 đất canh tác, bao gồm cả đất nhà và đất thuê, anh xin bố mẹ dành ra 1.000m2 làm vườn rừng. Còn 800m2 đất ruộng, canh tác 2 vụ lúa/năm, gia đình anh thu được trên dưới 600kg lúa khô, dư dả ăn quanh năm. Các loại sản phẩm, rau bí, ngô, khoai,... nhà trông dư ăn, có hương vị thơm ngon hơn hẳn.
Không dừng lại ở đó, theo dõi các bạn làm nông tự nhiên khác, anh nhận ra rằng, làm vườn đa loài và đa tầng tán mới thực sự bền vững. Từ giữa năm 2018, Nhật dành thời gian đến thăm vườn của các bạn và hoàn toàn bị thuyết phục và hứng thú với con đường này. Đến đầu năm 2019, anh bắt đầu thực hành làm vườn rừng.
Để có thời gian và tìm cho mình hướng đi mới, tháng 5/2019, anh đã tạm thời ngưng việc bán rau sau gần hai năm "hành nghề". Sau đó, Nhật dành nhiều thời gian cho khu vườn rừng và đầu tư cho vườn rau bền vững hơn.
Nếu trước đây anh phải đi mua rau là chính thì nay, Nhật sưu tầm phát triển rau bản địa lưu niên, rau dại được khoảng 15 loại và vẫn đang tiếp tục sưu tầm giống. Nhật hướng đến việc cắt khoảng cách giữa vườn và người mua rau ngắn lại, càng gần vườn càng tốt, bán rau cho khách dạng "thuê bao", theo mùa. Mỗi năm, mùa đông, anh sẽ nghỉ tiết nông nhàn 2 tháng.
Tâm đắc và luôn thực hành theo lối sống "thiểu dục tri túc", nghĩa là ít ham muốn cho bản thân và biết đủ, biết ơn mọi thứ trên đời, anh Nhật càng vui hơn khi cảm thấy yêu và được yêu thương.
Bùi Bảo Trang- Cô chủ tiệm nhuộm vải chàm
Bùi Bảo Trang (sinh năm 1993, Hà Nội) là cô chủ cửa hàng Nhặt lá đá ống bơ được bốn năm. Cô gái nhỏ cho hay, mình học nghề nhuộm chàm từ mẹ của bạn của cô là người Mông. Đó là những ngày tháng, đứng quan sát mẹ bạn, thấy cô làm gì thì xắn tay vào làm nấy, bảo gì làm đó. Thời gian đó, việc nhuộm chàm chỉ làm trong 2-3 tiếng/ngày còn nữa, cô gái Hà thành nhanh nhẹn giúp việc nhà: băm rau cho lợn, tẽ ngô cho gà, nhổ cỏ, bẻ ngô, hái rau...
Những ngày đầu tự thử nhuộm vải cho đến bây giờ là một hành trình thật dài, mỗi ngày đều lặp lại các việc giống nhau, nhưng lại khiến Trang học thêm được nhiều điều mới. Trang đã tự làm từ công đoạn giũ vải, nhuộm rồi may sản phẩm và mới đây, cô còn tự trồng một phần nguyên liệu và dệt. Cô nghĩ rằng, nếu mình không làm từ đầu đến cuối như vậy thì không thể hiểu và giải quyết các vấn đề mình gặp phải.
Cửa hàng của Trang hoạt động đúng như tên gọi Nhặt lá đá ống bơ, không phải cố gắng nâng tầm quy mô, mà đơn giản là giống như một việc làm cho bản thân hơn. Trang bảo, thu nhập của cô ở mức tối thiểu, đủ đề chi trả các sinh hoạt phí. Mỗi tháng cô chỉ tiêu hết 2-2,5 triệu đồng, bao gồm tiền thuê nơi bán đồ ở Hà Nội.
Cô gái Bùi Bảo Trang (Ảnh: Tuổi trẻ)
Với cô như vậy là đủ, cảm thấy thảnh thơi khi có nhiều thời gian ở gần thiên nhiên, lắng nghe thiên nhiên và suy nghĩ về bản thân. Cô cũng cho hay, bản thân thực sự không có nhu cầu mua sắm gì thêm, không cần dùng nhiều tiền, nên đã quyết định rời thành phố đến các nông trại để tự trồng rau ăn, tự chăm chút cho cuộc sống của bản thân.
Hai tháng, Trang mới về Hà Nội một lần và dự định rằng, thấy nơi nào hợp, cô sẽ trả lại nhà thuê ở Hà Nội mà chuyển về đấy ở hẳn. Có nhiều lần bạn bè mắng cô bán đồ nhuộm chàm rẻ quá, cô nói, mình không nỡ bán giá cao mà chỉ muốn bán cho người có lối sống như mình. Cô tâm niệm, giá trị của đồ là ở người làm. Khi người ta cảm thấy xứng đáng thì bao nhiêu cũng là đủ.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/02/11/15 ý tưởng trồng trọt khiến bạn muốn lao ra vườn ngay_11022020102758.mp4[/presscloud]
15 ý tưởng trồng trọt khiến bạn muốn lao ra vườn ngay