Siêu trăng tuyết khổng lồ - sự kiện thiên văn 2020 không thể bỏ lỡ vào tháng 3

Admin
Các tín đồ yêu thiên văn học của Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng hiện tượng mặt trăng tuyết hay còn gọi là siêu trăng khổng lồ vào ngày 10/3 tới.
Siêu trăng khổng lồ 10/3/2020 mới đây sẽ to hơn 7-10%, sáng hơn 10-30% so với bình thường.
 
Siêu Trăng khổng lồ 10/3/2020 thời gian, cách quan sát, nơi quan sát tốt nhất
 

Siêu trăng tháng 3 có gì đặc biệt?


Siêu trăng hay còn gọi là Mặt trăng tuyết, Trăng Quạ (Full Crow Moon), Trăng Băng Mỏng (Full Crust Moon), Trăng Nhựa Cây (Full Sap Moon) và Trăng Mùa Chay (Lenten Moon).
 
Siêu trăng tháng 3 còn có tên gọi khác là Trăng Giun (Full Worm Moon). Các bộ tộc bản địa châu Mỹ thời xưa đã đặt tên này cho Siêu trăng vì thời điểm mặt đất trở nên tơi xốp và loài giun đất cũng bắt đầu xuất hiện trở lại sau kỳ nghỉ đông.
 
Tháng 3 này, siêu trăng khổng lồ sẽ xuất hiện vào đêm 9 và rạng sáng 10/3. Đây là lần thứ 2 siêu trăng xuất hiện vào năm 2020.
 
Được biết, Siêu trăng khổng lồ ngày 10/3/2020 sẽ đạt kích thước cực đại vào thời điểm 0h47 phút sáng.
 
Siêu Trăng khổng lồ 10/3/2020 thời gian, cách quan sát, nơi quan sát tốt nhất
Siêu trăng tuyết khổng lồ là hiện tượng thiên văn không thể bỏ lỡ trong tháng 3 này
 
"Siêu trăng" là khái niệm được các nhà khoa học của NASA đặt ra từ năm 1979. Đây là hiện tượng mặt trăng tròn và ở vị trí gần Trái đất nhất hơn mức trung bình trên quỹ đạo chuyển động, cũng là thời điểm người quan sát thấy mặt trăng rõ và sáng nhất.
 
Theo quỹ đạo chuyển động của trái đất, khoảng cách xa nhất giữa Mặt trăng và Trái đất là khoảng 406.700 km, trong khi gần nhất là khoảng 356.400 km. Khi hiện tượng Siêu trăng diễn ra, khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất sẽ dưới 359.000 km, khoảng cách càng ngắn thì độ sáng của Mặt trăng nhìn từ Trái đất càng rõ. Với hiện tượng Siêu trăng khổng lồ ngày 10/3/2020 tới đây, khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất sẽ là 357.405 km.
 
Khi quan sát từ Trái đất, bạn sẽ nhận thấy Mặt trăng lớn hơn khoảng 7-10% và sáng hơn khoảng 10-30% so với trăng tròn bình thường.
 
Siêu Trăng khổng lồ 10/3/2020 thời gian, cách quan sát, nơi quan sát tốt nhất
Mặt trăng nhìn từ Trái đất trong hiện tượng siêu trăng (trái) và khi bình thường (phải). Ảnh: GETTY IMAGES
 
Ngoài ra, do mối liên kết phức tạp giữa Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời về quỹ đạo chuyển động, siêu trăng sẽ đi liên tiếp vào 3-4 tháng kề nhau. Ví dụ, đợt siêu trăng cuối năm 2017, đầu năm rơi vào các ngày 3/12/2017, 2/1/2018 và 31/1/2018.
 
Trong năm 2020, siêu trăng cũng đi 4 lần kề nhau, lần lượt là vào các ngày 9/2, 10/3, 8/4 và 7/5.
 
Siêu Trăng khổng lồ 10/3/2020 thời gian, cách quan sát, nơi quan sát tốt nhất
Siêu trăng đầu tiên của thập kỷ đã xuất hiện hôm 9/2 vừa qua. Ảnh: GETTY IMAGES
 

Thời gian, cách quan sát và nơi quan sát Siêu trăng tốt nhất

 
Như đã nêu trên, người yêu thiên văn trên thế giới có thể chiêm ngưỡng hiện tượng Siêu trăng tháng 3 vào đêm 9 vàng rạng sáng 10/3.
 
Siêu trăng hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường và từ tất cả các vị trí. Người quan sát chọn được nơi thoáng đãng, càng cao quan sát sẽ càng rõ. Ngoài ra cũng cần tránh những nơi có ánh sáng đèn, nơi ô nhiễm không khí có khói bụi. Ngoài ra, cũng cần lưu ý xem dự báo thời tiết trước khi quan sát, nếu trời nhiều mây hoặc mưa sẽ kho quan sát, thậm chí không quan sát được.
 
Ngoài Siêu trăng tháng 3, sắp tới, người yêu thiên văn còn có dịp mãn nhãn với loạt hiện tượng thiên văn kỳ thú khác như mưa sao băng vào tháng 4, tháng 8, tháng 12; Siêu trăng lần 3 vào 8/4, Trăng Hoa và 7/5, nhật thực và nguyệt thực; trăng xanh vào đúng Haloween,...
 
Những sự kiện thiên văn đặc sắc sẽ xảy ra năm 2020
 
 
Kiều Đỗ (t/h)