Thủy điện Hòa Bình, Sơn La đồng loạt được lệnh mở một cửa xả đáy vào 13h chiều 3/9.
Mục lục
Thủy điện Hòa Bình, Sơn La đồng loạt nhận lệnh xả lũ - (Ảnh minh họa).
Ngày 3/9, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có công điện 46 gửi Công ty Thủy điện Hòa Bình, Công ty Thủy điện Sơn La lệnh mở một cửa xả đáy.
Theo đó, hồ Hòa Bình và hồ Sơn La đồng loạt được lệnh mở một cửa xả đáy vào 13h chiều 3/9. Công điện nêu rõ: "Hiện nay lưu lượng nước đến hồ thủy điện Sơn La ở mức cao (9.520m3/s), nước từ thượng lưu về nhiều khiến mực nước hồ lên nhanh, đang ở mức 212,78m và khả năng sẽ vượt 213m trong sáng nay 3/9. Mực nước hồ Hòa Bình ở mức 115 m".
Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dòng chảy đến hồ Sơn La tăng nhanh và duy trì mức cao trong 2 ngày tới. Trong khi đó, khu vực miền Bắc đang có mưa to, mưa lớn diện rộng ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc còn kéo dài đến đêm 3/9.
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu, tổ chức theo dõi chặt chẽ lưu lượng nước đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo và các cơ quan liên quan để có quyết định điều hành trong thời gian tới sát với thực tế.
Mưa lũ gây ảnh hưởng nặng nề đến trường học trước ngày khai giảng.
Trước đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cũng có công văn gửi các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội...yêu cầu các đơn vị sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hạ du khi hồ chứa xả lũ.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc xả lũ hồ chứa đến các cấp chính quyền, người dân khu vực ven sông; rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho người, công trình và tài sản khi các hồ chứa xả lũ, bao gồm: Công trình đang thi công, lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông, ven sông, phương tiện vận tải thủy, các bến đò, hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất kinh doanh, canh tác nông nghiệp trên bãi sông…
Những ngày qua, mưa lớn gây ra lũ quét xảy ra ở nhiều địa phương thuộc Thanh Hóa và Sơn La gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tính đến chiều 3/9, mưa lũ đã khiến ít nhất 13 người chết (Sơn La 1 người, Yên Bái 1 người, Lạng Sơn 1 người, Hòa Bình 1 người và Thanh Hóa 9 người).
Điểm sạt lở nghiêm trọng tại xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn (Ảnh: Thanh Thủy).
Ngoài ra vẫn còn 3 người dân tại Thanh Hóa đang mất tích do bị nước lũ cuốn trôi. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, ít nhất 364 nhà dân đã bị sập đổ gần như hoàn toàn, tập trung chủ yếu tại Thanh Hóa 267 nhà, tiếp đến là Sơn La 44 nhà, Nghệ An 27 nhà, Điện Biên 14 nhà… Khoảng 754 hộ dân khác đang phải di dời khẩn cấp đến nơi trú tránh an toàn, đến nay, nhiều hộ vẫn chưa thể trở về nhà ổn định lại cuộc sống.
Bên cạnh thiệt hại nghiêm trọng về người và nhà ở, sản xuất nông nghiệp của hàng vạn bà con nông dân cũng bị thiệt hại nặng nề. Nhiều địa phương học sinh phải lùi ngày tựu trường do lũ tràn vào trường gây thiệt hại đồ đạc.
Dự báo từ Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay: Chiều 3/9, trên khu vực các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 3 giờ qua tại huyện Bắc Hà (Lào Cai): 24mm; huyện Xí Mần (Hà Giang): 25mm….
Theo nhận định, trong 3-6h tới tại các khu vực trên tiếp tục có mưa với tổng lượng mưa từ 20-40mm. Sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra tại huyện Bắc Hà, Văn Bàn (Lào Cai); Xí Mần, Hoàng Su Phì (Hà Giang), Yên Bình, Văn Yên (Yên Bái).
Rạng sáng nay, chiếc cầu nằm trên tuyến đường tỉnh lộ ĐT 766 huyết mạch nối QL1A (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) với huyện Đức Linh (Bình Thuận) đổ sập khiến nhiều xã bị chia cắt.
Nếu theo tiến độ như hiện nay và trời không mưa thì, đến trước ngày khai giảng năm học mới, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nà Ớt (Mai Sơn, Sơn La) sẽ đảm bảo các điều kiện cần thiết để thầy - trò được tựu trường trong ngày khai giảng.
Ngay khi thử món ăn lề đường này của Việt Nam, nữ du khách Trung Quốc đã phải cảm thán vì quá ngon. Cô thậm chí đã nhận xét rằng món ăn này có thể đánh bại quán michelin.
“Xem hóa đơn tiền điện tháng này tôi ngỡ như trước đây khi ở phòng trọ sinh viên bị chủ nhà trọ thu tiền điện 4.000 đồng/số”, chị Duyên ở Hà Nội ví von.
Chàm eczema được xem là 1 bệnh mãn tính do hay tái phát và Tây y chỉ có thể điều trị triệu chứng tức thời chứ không làm bệnh hết tận gốc được. Nhiều bệnh nhân đã tìm đến phương pháp chữa bằng đông y để chữa trị dứt điểm và không gây tác dụng phụ.
Trong bối cảnh kinh tế biến động, việc quản lý tài sản cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với nhiều người, chiếc ô tô không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là một phần giá trị có thể tận dụng khi cần thiết. Nhưng để chiếc xe thực sự trở thành điểm tựa tài chính, việc duy trì chất lượng và bảo vệ giá trị xe theo thời gian là điều không nên xem nhẹ.
Hàng tấn đá viên được sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh tại các cơ sở không phép ở Phú Thọ vẫn đều đặn tuồn ra thị trường mỗi ngày, len lỏi vào quán xá, nhà hàng dưới mác "đá sạch", tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sức khỏe người tiêu dùng.
14 năm sau thảm họa kép động đất - sóng thần khiến hơn 22.000 người thiệt mạng, Nhật Bản vẫn chưa ngừng khắc phục hậu quả để lại và đang ráo riết chuẩn bị đối phó với một “đại địa chấn” tiềm tàng ở rãnh Nankai.