Vị phi tần từng được Hàm Phong sủng ái bậc nhất, Từ Hy cũng phải hành lễ vấn an

Vũ Giai thị được Hàm Phong đế sủng hạnh hết mực, ngay cả Từ Hy Thái hậu gặp bà cũng phải hành lễ vấn an. Chỉ đáng tiếc là, cuối cùng bà lại phải chịu cảnh sống cô đơn một mình.

Vào thời nhà Thanh, trong hoàng tộc có một quy định là: Hoàng đế sẽ chỉ định đích và trắc phúc tấn cho các con trai. Ngoài ra, để hoàng tộc có thể khai chi tán diệp (con đàn cháu đống) và cuộc sống các con trai được chăm sóc kĩ lưỡng, Hoàng đế cũng ban cho họ vô số quan nữ tử khác.

Những quan nữ tử này chính là những nữ nhân được tuyển chọn để nhập cung. Thân phận ban đầu của họ là cung nữ.

Năm Đạo Quang thứ 27 triều nhà Thanh, Hoàng đế Đạo Quang bí mật lập trữ quân, lập Tứ a ca Dịch Trữ làm Hoàng thái tử, chỉ định Tát Khắc Đạt thị thuộc Mãn Châu Tương Lam kỳ làm đích phúc tấn. Bên cạnh đó, Hoàng đế Đạo Quang cũng ban cho Thái tử một nhóm quan nữ tử, trong số đó có Vũ Giai thị.

nha thanh co vi phi tu ngay ca tu hi cung phai hanh le van an duoc hoang de sung hanh tan troi nhung chiu ket cuc the luong dspl

Hàm Phong đế  từng vô cùng sủng ái Vũ Giai thị.

Vũ Giai thị xuất thân Chính Hoàng kỳ Bao y, là con gái của Tá lĩnh Vũ Đức. Tằng tổ phụ của bà là Đô Cẩn, làm nghề thợ mộc. Có thể nói Vũ Giai thị xuất thân cực kỳ bình thường, nếu không muốn nói là có phần hơi thấp kém do có gốc gác Bao y.

Sau khi Vũ Giai thị tiến vào vương phủ, thân phận của bà cũng không được cải thiện ngay lập tức. Lúc ấy ngoại trừ hầu hạ hoàng tử ra, bà còn phải làm việc khác trong phủ. May mắn thay, nhờ sở hữu dung nhan xinh đẹp, bà trở thành Trắc Phúc tấn của Hoàng tứ tử vào năm Đạo Quang thứ 29 (1849).

Trước khi Hoàng tứ tử lên ngôi, Đích phúc tấn là Tát Khắc Đặc thị đã qua đời ở tuổi 19. Do đó, mặc dù đến sau, nhưng Trắc Phúc tấn Vũ Giai thị vẫn được xem như là vị phi tử chính thức đầu tiên của Hàm Phong đế.

Hoàng đế tiếc thương cho thê tử năm xưa, nên đã truy phong Đích phi Tát Khắc Đặc thị làm Hoàng hậu, Cách cách Vũ Giai thị được sơ phong Vân Quý nhân. Ngày 15/3 năm Hàm Phong thứ 2 (1852), có ghi chép “Đạo Quang đế Đồng tần thưởng cấp cho Vân Quý nhân”.

nha thanh co vi phi tu ngay ca tu hi cung phai hanh le van an duoc hoang de sung hanh tan troi nhung chiu ket cuc the luong 0

Từ Hy Thái hậu từng phải hành lễ trước Vân tần.

Năm Hàm Phong thứ 2, hoàng đế mới tổ chức tuyển tú lần đầu tiên từ khi kế vị. Lúc đó đã có 4 người nhập cung là Trinh tần Nữu Hỗ Lộc thị (sau là Từ An Thái hậu), Lan Quý nhân Diệp Hách Na Lạp thị (sau là Từ Hy Thái hậu), Lệ Quý nhân Tha Tha Lạp thị (sau là Trang Tĩnh Hoàng quý phi) và Anh Quý nhân Y Nhĩ Căn Giác La thị (sau bị giáng thành Y Đáp Ứng).

Nữu Hỗ Lộc thị là người sớm đã được chọn vào vị trí hoàng hậu ngay từ khi mới nhập cung. Thế nên sau đó đã được tấn thăng và trở thành Trinh Quý phi và tiếp quản hậu cung.

Trong năm này, Vũ Giai thị cũng được tấn thăng. Ngày 18/4 năm Hàm Phong thứ 2 (1852), Kính Sự phòng đã truyền chỉ dụ: “Vân Quý nhân phong vị Tần”. Ngày 19/4, chính thức chiếu phong Quý nhân Vũ Giai thị là Vân tần.

Hậu cung của Hàm Phong đế khi đó chỉ có 5 người. Trong đó, chỉ có Trinh Quý phi và Vân tần là 2 cấp bậc cao nhất, còn lại 3 người chỉ là Quý nhân. Cũng bởi thế mà Lan Quý nhân Diệp Hách Na Lạp thị (sau là Từ Hy Thái hậu) khi gặp Vân tần cũng bắt buộc phải quỳ xuống hành lễ.

Tuy nhiên, sau đó, vì hậu cung luôn không ngừng đổi mới, người vào kẻ ra, Vân tần dần mất đi tình yêu của Hàm Phong đế dành cho bà. Rất nhanh sau đó bà không còn quyền lực.

Không được hoàng đế ngó ngàng, phi tần khác thì xa lánh, khiến cho Vũ Giai thị một mình sống trong cung điện mà như lãnh cung lạnh lẽo. Cuối cùng, Vũ Giai thị qua đời năm Hàm Phong thứ 5 (1855), Hàm Phong đế cũng không nhớ đến bà, ngay cả tang lễ cũng không màng để tâm, kim quan tạm an táng tại Tĩnh An Trang.

Mộc Miên (T/h)