Cách sử dụng ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng theo Đông y

Theo Đông y, ké đầu ngựa có vị cay đắng, tính ấm, hơi có độc, đi vào kinh phế. Nó là một trong những phương thuốc dân gian, được dùng để chữa trị viêm mũi dị ứng.
Cây ké đầu ngựa là loại cây mọc hoang ở khắp mọi miền nước ta, nó còn có tên gọi là nhĩ tử, xương nhĩ, thương nhĩ, phắc ma. Tên khoa học gọi là xanthium strumarium L. 

Đặc điểm của cây ké đầu ngựa là thuộc dòng cây thảo, sống quanh năm, có chiều cao từ 50-80cm, ít phân cành. Thân có hình trụ, cứng, có khía, màu lục, đôi khi điểm những chấm màu nâu tím, có lông cứng. Lá mọc so le, hình tim tam giác, dài 4-10cm, rộng 4-12cm, chi 3-5 thùy, mép khia răng không đều, có lông ngắn và cứng ở cả hai mặt, gân chính 3, cuống lá dài 3cm, lông cứng.
 
Mách nhỏ bài thuốc từ cây ké đầu ngựa, đẩy lùi viêm mũi dị ứngCây ké đầu ngựa là loại cây mọc hoang

Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt, có hai loại đầu, cùng gốc. Qủa bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy gai móc dài 12-15mm, rộng 7mm. Cây có hoa quả vào tháng 5-8.

Ké đầu ngựa có thành phần hóa học Alcaloid, saponin, chất béo, iod. Nghiên cứu khoa học cho thấy, cây ké đầu ngựa có tác dụng kháng khaurn, chống viêm, giảm đâu, giảm hưng phấn khi hô hấp, ức chế miễn dịch như chống dị ứng,...

Trên thực tế, ké đầu ngựa có nhiều loại như: ké đầu ngựa. ké hoa vàng, ké hoa vàng, ké đồng tiền,... nhưng để dùng làm thuốc chữa viêm mũi dị ứng chỉ có loại ké đầu ngựa giàu dược tính. Ké đầu ngựa được sử dụng trong Đông y, có tác dụng giải cảm lạnh và chữa trị một số bệnh do ngoại tà xâm phạm vào phần mặt ngoài của cơ thể.

Có thể dùng ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng theo 2 cách: dùng độc vị (quả ké đầu ngựa) hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác.
 

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ké đầu ngựa

 

Dùng một lượng thích hợp quả ké đầu ngựa, sao tới khi có màu xám, tán thành bột mịn. Uống ngày 3 lần, mỗi lần dùng 3g, liên tục trong 2 tuần cho 1 liệu trình. Nghỉ một vài hôm lại tiếp tục uống liệu trình khác.

Theo khảo sát lâm sàng cho thấy, sa khi dùng phương thuốc trên từ 2-3 liệu trình, chứng bệnh viêm, mũi dị ứng được cải thiện rõ rệt, sự tái phát bệnh cũng thưa hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sử dụng phương thuốc này gặp tiêu chảy, đau đầu nhẹ, mệt mỏi nên ngừng sử dụng.
 
Mách nhỏ bài thuốc từ cây ké đầu ngựa, đẩy lùi viêm mũi dị ứng
 
Dùng kết hợp với các phương thuốc khác, thường gọi là nhĩ tử tán. Nó có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, thông mũi. Dùng để chữa mũi tắc, không phân biệt rõ mùi vị, mũi chảy nước vàng đục, đau nhức vừng trán.

Phương thuốc gồm có: quả ké đầu ngựa 8g, tân di 15g, bạch chỉ 30g, bạc hà 1,5g, tất cả tán thành bột mịn. Sau mỗi bữa ăn uống 6g, thuốc sắc bằng nước hành trắng và lá chè.

Hoặc, bạn cũng có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng các vị thuốc với liều lượng như trên, sắc uống trong ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý 2 vấn đề: vị thuốc "tân di" cần dùng vải bọc lại, để tránh lông lẫn vào nước thuốc, gây ngứa; vị thuốc bạc hà cho vào sau, tức là sau khi sắc xong thì cho bạc hà vào, đun sôi lại rồi bắc ra ngay.

Để nâng cao hiệu quả hơn, bạn có thể căn cứ vào biểu hiện cụ thể mà điều chính phương thuốc:
Dùng điều trị nước mũi chảy đục vàng, khó chịu, đầu choáng váng, đau vùng trán kịch liệt: dùng thêm thạch cao sống 20g, kim ngân hoa 10g, cúc hoa 8g. Thêm vào thuốc sắc hoặc nấu với hành trắng và lá trà.

Trường hợp nước mũi chảy nhiều nước trong, gặp tiết trời lạnh bệnh phát nặng hơn: bỏ thêm bạc hà, kinh giới, tía tô, mỗi thứ 8-10g.
 
Trên đây là phương thuốc chữa viêm mũi dị ứng bẳng cây ké đầu ngựa, theo kinh nghiệm dân gian. Hy vọng, bài viết mang đến cho độc giả những thông tin hữu hiệu, nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân trong điều kiện thời tiết thay đổi.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/04/07/viem-mui-di-ung_07042020095714.mp4[/presscloud]
Chữa viêm mũi dị ứng