“Bảo tàng” Nghệ thuật ngay trong trường học

Mãi sau này khi có cơ hội du học, tôi mới nhận ra tầm quan trọng của học tập các môn nghệ thuật. Là một người Việt chỉ quen tập trung dùi mài sách vở, có nhiều lúc tôi cảm thấy thiệt thòi khi chứng kiến sự năng động của bạn bè nước ngoài.

Sau giờ học, họ thường xuyên tổ chức các buổi đàn hát và trò chuyện về văn hoá, lịch sử nghệ thuật… Vì thế họ có khả năng cảm thụ nghệ thuật rất cao, óc sáng tạo và tự tin trước các quan điểm của mình. Tôi kỳ vọng nền giáo dục nước nhà sẽ sớm nhận ra tầm quan trọng của nghệ thuật và tập trung vào phát triển khía cạnh này cho các con.” Tâm sự của một phụ huynh cho con học trường quốc tế.

A group of people looking at art on display

Description automatically generated

Đổi mới từ tư duy cha mẹ về giáo dục nghệ thuật

Trước đây, nghệ thuật dường như chỉ được xem là một môn học bổ trợ hoặc tiện nghi xa vời trong trường học. Thế nhưng tại thời điểm hiện nay, ngày càng có nhiều thông tin cho thấy giáo dục nghệ thuật là không thể thiếu để giáo dục con em cũng như là bệ phóng giúp đào tạo ra những học sinh toàn diện. Tiên phong cho hoạt động tích hợp nghệ thuật vào học tập, Trường Song ngữ Quốc tế EMASI là một môi trường mà nhiều bậc cha mẹ đã tin tưởng lựa chọn cho con của mình.

A group of people sitting on chairs in a dark room

Description automatically generated

Kịch nghệ - Nghệ thuật Trình diễn là một trong những môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo tại EMASI

Phần lớn phụ huynh khi được hỏi về phương cách bồi dưỡng năng khiếu, thị hiếu nghệ thuật cho con đều trả lời rằng đã cho con đi học đàn, học vẽ và “đong đếm” tư duy nghệ thuật của con qua thành quả luyện tập. Song đó chưa thật sự là đích đến của giáo dục nghệ thuật. Giáo dục nghệ thuật không phải thành tựu đến từ việc sở hữu kỹ năng văn nghệ, biết đàn, biết hát. Bằng chứng là một đứa trẻ không nhất thiết phải thông qua trường lớp nghệ thuật để có thể cảm nhận và trân trọng nét đẹp của cuộc sống.

Như vậy, giáo dục nghệ thuật nên hướng đến xây dựng hiểu biết về nguồn gốc và lịch sử của nghệ thuật; khả năng nhìn thấy, cảm thụ, trân trọng và tạo ra những điều đẹp đẽ xung quanh và trong những sáng tác thơ văn, điệu nhảy, tranh vẽ hoặc điêu khắc,... Xa hơn nữa, những kỹ năng và tình yêu nghệ thuật này sẽ sản sinh ra tư duy sáng tạo và năng lực tìm ra những ý tưởng và giải pháp đột phá.

Đó cũng là phương châm của nhà trường EMASI trong mục đích giảng dạy nghệ thuật và tích hợp nghệ thuật trong khuôn viên trường học, mong muốn nhiều thế hệ học sinh hơn nữa được trải nghiệm nghệ thuật đúng nghĩa xuyên suốt quá trình trưởng thành.

Không gian Nghệ thuật có 1-0-2 mở đường cho những trải nghiệm trực quan

Ở các nước phát triển, việc trưng bày các tác phẩm nghệ thuật thuộc bộ sưu tập của nhà trường hoặc các sáng tác của học sinh trong khuôn viên là vô cùng phổ biến. Trong môi trường học tập, những tác phẩm nghệ thuật như vậy không những có tác dụng nâng cao thẩm mỹ tổng thể của môi trường mà còn tạo ra những quãng nghỉ tư duy sau giờ học cho các thành viên trong trường, kích thích trí tò mò và tư duy suy luận của học sinh, từ đó truyền cảm hứng cho những luồng ý tưởng mới, sáng tạo hơn.

Triển lãm nghệ thuật do chính các học sinh EMASI triển khai và tổ chức trưng bày

Lấy đó làm nền tảng cho mô hình trường tích hợp nghệ thuật vào giáo dục, khu vực trưng bày nghệ thuật hay còn gọi là Không gian Nghệ thuật tại mỗi trường song ngữ quốc tế EMASI được tâm huyết thiết kế để khiến người xem liên tưởng đến không gian trưng bày chuyên nghiệp, đa dạng thể loại như tác phẩm treo tường, sắp đặt, điêu khắc,...

Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc thảo luận chuyên sâu về nghệ thuật, gặp gỡ nghệ sĩ thường xuyên cũng như trực tiếp thực hành nghệ thuật của học sinh EMASI – một “đặc quyền” mà trước đây chỉ học sinh của những nền giáo dục tiên tiến ở nước ngoài mới được tận hưởng. Qua những buổi workshop, giao lưu trực tiếp, học sinh được học thật, trải nghiệm thật, giúp các em hình dung rõ nét hơn về sự nghiệp của một người sáng tạo, một nghệ sĩ, một người phản biện xã hội thông qua nghệ thuật trong tương lai.

Tại EMASI, nghệ thuật là chữ A – Arts trong tên của trường, gồm English (Tiếng Anh) – Mathematics (Toán) – Arts (Nghệ thuật) – Sciences (Khoa học) – ICT (Công nghệ thông tin). Từ đó có thể thấy kỳ vọng của nhà trường trong việc nuôi dưỡng những thế hệ học sinh phát triển toàn diện, không chỉ giỏi về kiến thức mà con có đam mê, mạnh dạn theo đuổi đa dạng chuyên ngành trong đó có nghệ thuật.