Chỉ khi ngôi mộ được khai quật thì người ta mới biết lí do Diêm Thức Vi, một đại trung thần có công phò tá Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế Trung Hoa lại bị tru di cả họ...
Sau khi Vua Đường Cao Tông băng hà vì tuổi cao sức yếu, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên với uy tài hơn người của mình đã tuyên bố nhiếp chính cùng với con trai mình là Duệ Tông, chính thức giành lấy ngôi báu và cai trị đất nước
Trung Hoa vào năm 690 sau Công Nguyên.
Xuất phát khi chỉ là một Tài nhân nhỏ bé, Võ Tắc Thiên đã được phong làm Thiên hậu từng bước trở thành Nữ hoàng đế đầu tiên và cũng là duy nhất trong
lịch sử phong kiến 4.000 năm của Trung Quốc.
Từ đó mà nhà Võ Chu mới được lập nên, tuy rằng triều đại này chỉ tồn tại vỏn vẹn 15 năm.
Trên thực tế, Võ Tắc Thiên là người phụ nữ quyết đoán, có tài trị nước. Đó là lý do dưới thời Võ Tắc Thiên dân chúng sống trong cảnh thái bình, yên ổn làm ăn, đất nước lớn mạnh, còn những vụ lộn xộn, tranh quyền ở triều chỉ được coi là việc riêng nhỏ lẻ không đáng bàn cãi.
"Nếu bà nhìn thấy một đại thần nào đó là không đủ năng lực, sẽ ngay lập tức sẽ bãi chức. Thái hậu có óc quan sát và phán đoán tốt, vì vậy những nhân tài đương thời cũng đều có cơ hội được dùng", một Sử gia Trung Quốc Tư Mã Quang từng đánh giá về Võ Tắc Thiên trong Tư trị thông giám.
Dưới thời loạn lạc ấy, Diêm Thức Vi chỉ là một vị tướng nhỏ nhưng đã tỏ rõ ý chí quật cường không quy thuận theo phiến quân phản loạn của Lý Kính Nghiệp. Thay vào đó, ông thề sẽ trung thành với Võ Tắc Thiên (lúc ấy đang đương Thái Hậu nhiếp chính cùng con trai Duệ Tông) để chiến đấu bảo vệ kinh thành đến cùng.
Thậm chí, Diêm Thức Vi đã cố tình làm gãy tay mình để từ chối lời dụ dỗ của bè lũ phiến đảng Lý Kính Nghiệp, thể hiện ý nguyện trung thành tuyệt đối không gì lay chuyển được với triều đình.
Sau này, nhờ có công lớn đánh bại kẻ thù, Diêm Thức Vi được đề bạt thành quan huyện Lăng Khê, tỉnh Mông Sơn và được phong tước đại thần.
Sau khi trở thành Hoàng đế, Võ Tắc Thiên tích cực củng cố quyền lực và đại thần Diêm dần trở thành cánh tay phải đắc lực của bà trong việc triều chính. Bất cứ mối đe dọa nào đến ngôi vương đều được vị tướng này giải quyết trong chốc lát, giúp cho nền thống trị nhà Chu được duy trì 1 cách hùng mạnh.
Trên bia mộ của Diễm Thức Vi viết: "Ngài là một người nghiêm khắc như sương sớm mùa thu, ấm áp như ánh nắng đông về, biết cách cảm hóa người khác, dạy họ cách tự hoàn thiện bản thân, từ đó thiết lập trật tự xã hội".
Diêm Thức Vi tiếp tục phụng sự Võ Tắc Thiên thêm 9 năm nữa, cho đến một ngày khi tai họa bất ngờ giáng xuống.
Năm ấy, Dư Trư Vi – em trai của Dư Thức Vi bị kết tội tạo phản mà không hề có bất cứ một chứng cứ nào. Sử sách nghi ông bị gian thần hãm hại.
Do bị kết tội đồng lõa nên Diêm Thức Vi cũng phải chịu chung hình phạt tru di dòng họ. Ngoại trừ người vợ của Diêm tướng quân đã qua đời năm 691 thì tất cả những người khác đều bị xử chém.
Đến khi chết, xác vị trung thần này vẫn bị chôn cất một cách vô cùng sơ sài, như thể đó là một hành vi thể hiện thái độ khinh thường, ngăn cản nghi thức an táng người chết theo đúng phong tục truyền thống.
Mãi cho đến năm 704, sau khi Võ Tắc Thiên bị phế truất bởi người con mà chính tay mình đày ải nhiều năm về trước, Trung Tông, bà lập tức lâm bệnh và qua đời không lâu sau đó. Lúc này nhà Chu chính thức sụp đổ và nhà Đường được khôi phục lại.
Ngày 23/2/705, Đường Trung Tông chính thức lên ngôi lần thứ hai, đổi tôn vị của bà từ Thái Thượng Hoàng thành Hoàng thái hậu ở Thượng Dương cung bị kiểm soát bởi quân lính.
Điều này giúp cho thanh danh Diêm Thức Vi được minh oan và nghi thức an táng cho vị tướng quân này được tiến hành lại một cách trang trọng hơn, lần này ngài được chôn cất cùng với chính người vợ hiền của mình.
Tháng 4/2002, mộ của vợ chồng Diêm Thức Vi được phát hiện. Ngôi mộ nằm sâu dưới lòng đất hơn 4 mét, chia làm ba tầng, bị hư hỏng nặng. Việc khai quật ngôi mộ được tiến hành trong nhiều năm, và hoàn tất cuối năm 2014.
Khi ngôi mộ của Diêm Thức Vi được khai quật, phần lớn bộ hài cốt không còn gì sót lại. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn khai quật được một loạt những bức tượng nhỏ bằng gốm sáng bóng khắc họa những linh vật, tráng sĩ hay người gác mộ.
Chiếc gương nhỏ, mặt sau làm bằng vàng hình bông hoa, được đặt cùng hài cốt vợ của Diêm Thức Vi.
Tượng gác mộ với mặt người giận dữ cao 92cm. Đây là tượng thường thấy ở các lăng mộ Trung Quốc như vị thần gác cửa bảo vệ người chết.
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy được một mảnh gương bằng vàng, các phiến đá khắc chữ quý hiếm lẫn một chiếc mũ quan không còn lành lặn.
Chiếc mũ quan được làm từ nhiều chi tiết và vật liệu khác nhau như đá quý, ngọc trai và lông vũ. Các nhà khảo cổ đang lên kế hoạch phục dựng lại chiếc mũ quan này.
Ẩn mình trong một hang động, ngôi mộ của Diêm Thức Vi chứa hài cốt của ông lẫn người vợ hiền của ông. Trên phiến đá bia còn khắc chữ ghi chép lại cuộc đời của từng thành viên trong gia đình ông, cũng như chính sự nghiệp thăng trầm lên xuống rất oanh liệt mà cũng đỗi trái ngang của viên tướng hết lòng phụng sự Võ Tắc Thiên này.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/08/15/HTV2 - Trailer VÕ TẮC THIÊN BÍ SỬ_11082019104705_15082019114529.mp4[/presscloud]
|
Võ Tắc Thiên Bí sử.
Xem thêm: Ai là cao thủ hùng mạnh nhất trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung?
Hồng Nhung (t/h)