Bí quyết tăng cường sức đề kháng cho người già, phòng COVID-19

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, người già cần một chế độ sinh hoạt và tập luyện khoa học, để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.
Người già, sức đề kháng suy yếu nên là đối tượng rất dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh do virus, vi khuẩn xâm nhập. Các chuyên gia khuyến cáo những điều cần lưu ý để tăng cường sức đề kháng cho người cao tuổi.
 

Vận động nhẹ nhàng


Với người cao tuổi, khi các bộ phận trên cơ thể bắt đầu lão hóa cơ thể dần trở nên trì trệ, ngại vận động. Nếu chống lại được sự trì trệ này, cơ thể sẽ trở nên nhanh nhẹn, dẻo dai hơn đồng thời tăng cường sức khỏe thể chất, nâng cao miễn dịch.
 
Bí quyết tăng cường sức đề kháng cho người già, phòng ngừa bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, người đã về hưu nên tập luyện với thời gian trung bình là 150-300 phút một tuần. Người cao tuổi nên lựa chọn những loại hình vận động, tập luyện với cường độ nhẹ phù hợp với thể trạng sức khỏe bản thân như: thể dục dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe đạp với tốc độ chậm, bơi nhẹ nhàng.

Người gia chỉ nên tập luyện tối đa trong 45 phút, không tập luyện trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ.

Thói quen sinh hoạt lành mạnh


Người cao tuổi suy trì tâm lý vui tươi, thoải mái, định tâm và lối sống lạc quan. Ngủ đủ giấc cũng là một biện pháp hữu hiệu để tăng cường sức đề kháng, đồng thời còn tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Khuyến cáo, người cao tuổi nên ngủ từ 7,5-9 tiếng đồng hồ mỗi đêm.

Người có thói quen dậy sớm thì nên ngủ sớm. Với người già bị mất ngủ, khó ngủ có thể do ban ngày ít vận động hoặc chế độ ăn uống hay bệnh tật.
 
Bí quyết tăng cường sức đề kháng cho người già, phòng ngừa bệnh tật

Không ít người già vẫn có thói quen hút thuốc là hay sử dụng các chất kích thích như rượu bia... điều này là vô cùng có hại cho sức khỏe. Những người này nên tìm tới sự tư vấn của bác sĩ để cai dần thuốc lá và rượu bia, tránh hậu quả lâu dài.

Người cao tuổi cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống, ngăn nắp sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi vệ sinh nhà cửa, trồng cây, chăm sóc thú cưng...

Chế độ ăn uống phù hợp


Với người cao tuổi, chế độ ăn uống và dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò tốt quan trọng. Về già, cơ thể có nhu cầu tiêu thụ năng lượng ít đi so với hồi trẻ, nam giới từ 50-70 tuổi cần khoảng 2.000-2.200 kcal một ngày và nữ giới khoảng 1.700 -1.800 kcal một ngày. Với người trên 70 tuổi nhu cầu năng lượng sẽ giảm nữa.

Không chỉ nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm đi, các cơ quan tiêu hóa của người già cũng hoạt động trì trệ hơn. Do đó, người già cần chia nhỏ bữa ăn, ngoài ba bữa chính cần thêm hai bữa phụ trong ngày.

Các bữa ăn cần cung cấp đầy đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng cơ bản là đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất với lượng hợp lý, cần nhiều chất xơ và protein.

Chú ý bữa tối không nên ăn nhiều, cách xa giờ đi ngủ. Trước khi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ có thể uống 1 ly sữa ấm để tăng sức để kháng đồng thời giúp dễ ngủ hơn.

Chế độ dinh dưỡng


Vậy chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi để tăng cường sức đề kháng cụ thể như thế nào?
Với chất đạm hay protein, cứ một kg cân nặng cần khoảng 1,0-1,2 gram protein. Người cao tuổi cần protein để duy trì khối cơ, xương, tăng tốc độ tái tạo tế bào do lão hóa gây ra. Với người già, hệ tiêu hóa yếu cần chọn các loại đạm từ thịt dễ tiêu hóa như cá thay vì thịt đỏ, thịt chế biến sẵn gây khó tiêu.
 
Bí quyết tăng cường sức đề kháng cho người già, phòng ngừa bệnh tật

Một người cao tuổi cần 20-25% lượng chất béo trong năng lượng nạp vào. Nhiều người nói người già cần kiêng chất béo nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hưởng tới khả năng trao đổi chất và có thể gây ra một số vấn đề. Mặt khác, chất béo còn là dung môi để hòa tan và giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, E. Người già nên ưu tiên các loại chất bão chưa bão hòa.
 
Người gia nên ưu tiêu ăn rau xanh và trái cây để bù đắp lại cho hệ tiêu hóa đã già yếu. Mặt khác, rau xanh và trái cây tươi cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Vitamin A (có nhiều trong các củ quả màu đỏ) cần thiết với hoạt động của hệ miễn dịch.

Vitamin E (có trong quả bơ, bông cải xanh, dầu thực vật...) hoạt động như một chất chống oxy hóa đồng thời giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.

Magie và kẽm (có trong các loại đậu, hạt ngũ cốc...) giúp ăn ngon ngủ sâu, chống suy nhược cơ thể, tăng cường miễn dịch.

Canxi và vitamin D (có trong cua, tôm, trứng, các sản phẩm từ sữa...) giúp hệ xương chắc khỏe và làm chậm quá trình tiêu hao xương ở người lớn tuổi....

Ngoài ra, người cao tuổi chỉ nên tiêu thụ dưới 20g đường một ngày. Cần uống đủ nước (1,5-2 lít một ngày).
 
Người già cần chú ý tiêm ngừa một số bệnh như cúm mùa để tránh biến chứng nguy hiểm trong trường hợp mắc bệnh. Người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính cần kiểm soát tốt, tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ bởi đây là những đối tượng nguy cơ cao mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn xâm nhập.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/19/vi-chat-giup-nang-cao-suc-de-khang_19032020144655.mp4[/presscloud]
Các loại vi chất giúp nâng cao hệ miễn dịch. Video: HanoiTV
 
 
Hà Ly (t/h)