Cụ ông có một bên tinh hoàn sưng to và cứng như đá vì nguyên nhân bất ngờ

Cụ ông 80 tuổi có một bên tinh hoàn sưng to và cứng như đá, nguyên nhân do nhiễm trùng mạn tính vì mắc bệnh giun chỉ bạch huyết.
Mới đây, tạp chí y khoa BMJ Case Reports đăng tải thông tin về một người đàn ông 80 tuổi giấu tên ở Ấn Độ có bộ phận sinh dục bất thường. Tinh hoàn bên phải của ông sưng to như quả trứng và sờ cứng như đá chứ không còn hình dạng bình thường như tinh hoàn bên trái.
 
Bệnh nhân đến viện thăm khám trong tình trạng nhiễm trùng đường tiết liệu, tiểu ra máu. Theo các chuyên gia của ĐH Y khoa King George (Uttar Pradesh, Ấn Độ), cho hay đây là một phản ứng hiếm gặp khi bị nhiễm trùng mạn tính. Khi quét CT, kết quả cho thấy bên trong tinh hoàn sưng to như trứng và cứng như đá kia lại chứa đầy chất lỏng. Lớp vỏ cứng bên ngoài là do hiện tượng vôi hóa bởi kết tủa canxi.
 
Cụ ông có một bên tinh hoàn sưng to và cứng như đá vì nguyên nhân bất ngờ
Hình chụp CT "quả trứng lạ" chứa chất lỏng, đang bị vôi hóa. Ảnh: Live Science.

Theo các bác sĩ, chất lỏng bên trong là hydrocele, hình thành do phản ứng nhiễm trùng mạn tính. Đáng nói hiện tượng này phổ biến ở trẻ sơ sinh, hydrocele có thể tự tiêu biến sau 1 năm mà không cần can thiệp.

Nhưng phản ứng này có thể xuất hiện ở người cao tuổi do phản ứng khi bị viêm hoặc chấn thương vùng kín.

Các chuyên gia lý giải nguyên nhân của hiện tượng nhiễm trùng này là do bệnh giun chỉ bạch huyết - một loại nhiễm trùng do giun ký sinh. Loại giun thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới, 40% loài này có mặt ở Ấn Độ. Ấu trùng của ký sinh trùng giun lây truyền qua đường muỗi đốt. Chúng xâm nhập vào cơ thể phát triển trong mạch bạch huyết rồi ủ bệnh.
 
Cụ ông có một bên tinh hoàn sưng to và cứng như đá vì nguyên nhân bất ngờ

Theo thống kê của WHO năm 2019, trên thế giới 25 triệu nam giới bị nhiễm giun chỉ bạch huyết, gây hiện tượng túi hydrocele tương tự như cụ ông trên. Trong số này có tới 15 triệu nam giới bị phù bạch huyết, hoặc sưng ở cánh tay hoặc chân.

Tuy nhiên, trường hợp túi hydrocele tạo thành lớp vỏ bọc bên ngoài cứng như ca bệnh trên là rất hiếm. Trường hợp biến chứng đầu tiên được ghi nhận năm 1935.

Nhiễm trùng giun chỉ bạch huyết có thể điều trị bằng thuốc chống sốt. Một số trường hợp cần phẫu thuật và chăm sóc chuyên biệt. Cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe là nam giới nên sử dụng thuốc chống bệnh định kỳ mỗi năm.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/07/09/3 bước nam giới tự kiểm tra phát hiện sớm ung thư tinh hoàn - VnExpress Sức Khỏe_09072019102914.mp4[/presscloud]
3 bước tự kiểm tra phát hiện ung thư tinh hoàn
 
 
Hà Ly (t/h)