Thực tế, ngoài việc chăm sóc da và dùng thuốc điều trị thì chế độ ăn uống cũng là vấn đề cần lưu ý ở người bị mụn nội tiết.
Vị trí mọc mụn báo hiệu vấn đề nội tiết
Mụn nội tiết là hiện tượng mụn xuất hiện do những thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Nội tiết tố thay đổi đột ngột sẽ khiến da nhờn, lỗ chân lông tắc nghẽn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây mụn. Mụn nội tiết bao gồm nhiều loại mụn như mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc…
Mụn nội tiết do sự thay đổi nội tiết tố, có thể xuất hiện ở cả hai giới. Bã nhờn dư và tế bào chết là nguyên nhân để
vi khuẩn phát triển gây mụn. Có thể gây viêm sưng, đau và rất khó chữa triệt để. Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn nội tiết như tâm lý căng thẳng gây ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể; sử dụng các loại thuốc tránh thai; di truyền; cơ thể chứa nhiều độc tố do quá trình bổ sung thực phẩm…
Mụn nội tiết dễ xuất hiện ở cả nam và nữ
Các bác sĩ da liễu cho rằng, mụn nội tiết có sự liên quan mật thiết đến “ngày đèn đỏ” của nữ giới. Thông thường, khi gần đến kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ bị mất cân bằng giữa lượng Estrogen và Progesterone. Lúc này, hoạt động tuyến dầu dưới da bị rối loạn, khiến bã nhờn tích tụ nhiều hơn gây viêm lỗ chân lông, hình thành mụn viêm.
Mụn nội tiết thường mọc đầu tiên ở vùng quanh miệng, cằm, quai hàm và sau đó lan ra khắp mặt. Theo các bác sĩ da liễu, việc điều trị mụn nội tiết khá phức tạp vì nguy cơ để lại sẹo lõm trên da rất cao. Nếu bạn quan sát trên da xuất hiện mụn mủ trắng, mụn nang; mụn không có nhân, lớn hơn và sâu hơn mụn trứng cá; không kiểm soát được lượng dầu trên da mặc dù đã vệ sinh da thường xuyên… có thể da của bạn đang có mụn nội tiết.
Nên ăn gì khi bị mụn nội tiết?
Bước đầu tiên của quá trình trị mụn, bạn cần phải giữ cho da mặt luôn được sạch sẽ và có chế độ chăm sóc da tối giản. Hạn chế áp dụng quá nhiều sản phẩm dưỡng da vào giai đoạn này. Bởi chất dinh dưỡng sẽ được da hấp thụ để nuôi nhân mụn hoặc sử dụng sản phẩm không phù hợp sẽ khiến tình trạng mụn ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đề vừa tăng cường sức khỏe, vừa giúp nền da nhanh chóng phục hồi, hỗ trợ cho quá trình điều trị mụn hiệu quả.
Mụn nội tiết không được điều trị đúng cách dễ để lại sẹo lõm
Trong chế độ ăn uống, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm cay, nóng, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường… để ngăn ngừa mụn
nội tiết “bùng phát”. Bởi, những loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể diễn ra trầm trọng hơn. Hơn nữa, việc bạn tiêu thụ các loại thực phẩm này thường xuyên khiến hệ thống bài tiết của cơ thể hoạt động kém hiệu quả. Từ đó khiến tình trạng mụn phức tạp hơn.
Thay vào đó, khi bị mụn do nội tiết, bạn cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, vitamin E có nhiều trong (ức gà, súp lơ, nấm, các loại hạt, đậu hũ…). Ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa vitamin C. Bên cạnh đó, bạn nên giúp cơ thể hấp thu carbonhydrate một cách tự nhiên từ các loại thực phẩm như bí, khoai tây hay cà rốt. Bạn nên chế biến thực phẩm bằng cách luộc hoặc hấp hơn là chiên hoặc xào. Đặc biệt, cần phải bổ sung tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình đào thải độc tố trong cơ thể.
Thực phẩm có chứa nhiều probiotic có lợi cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị mụn nội tiết
Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học. Quan trọng là chúng ta phải giữ cho tâm trạng ổn định, hạn chế căng thẳng kéo dài cũng như thức khuya…
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/04/13/GIẢI ĐỘC GAN - 7 cách đơn giản mà không cần dùng thuốc_13042020132753.mp4[/presscloud]
7 cách thải độc gan đơn giản không cần dùng thuốc. Nguồn: Dahlia
Như Quỳnh (t/h)