Gấu Koala - biểu tượng của đất nước Australia đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là sau vụ thảm họa cháy rừng ở Úc đang diễn ra trong thời gian gần đây.
Gấu Koala (gấu túi) là loài thú có túi bản địa ở nước Úc, có thói quen leo trèo và ăn lá cây, được cho là một trong những biểu tượng của đất nước này. Với bộ lông xám mượt mà, thân hình béo tròn cùng đôi tai lớn, Koala được coi là một trong những loài thú dễ thương nhất trên thế giới.
Gấu Koala - biểu tượng nước Úc
Koala có chiều dài cơ thể trung bình từ 60-85 cm, nặng khoảng 12-15kg. Koala là một trong những con vật hiếm hoi không cần uống nước, đây là một sự tiến hóa để tránh bị động vật ăn thịt săn bắt ở những nơi như sông, suối. Một trong những điểm thú vị của chúng là sở hữu bộ não rất nhỏ, tỉ lệ kích cỡ bộ não so với thân thể loài vật chỉ vào khoảng 2% - nhỏ nhất trong các loài động vật có vú. Đáng chú ý, bộ não này không chỉ có tỉ lệ cực nhỏ, nó còn có trọng lượng vô cùng khiêm tốn: Chỉ nặng khoảng 19.2g và chỉ chiếm khoảng 60% hộp sọ.
Tuy nhiên, gấu Koala lại đóng một vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái nhờ vào chế độ ăn của chúng. Koala chủ yếu ăn lá cây bạch đàn, nhờ đó chúng đã "tỉa" bớt lá cây để các khu rừng trở nên thoáng mát và dễ hứng nắng. Nếu không có Koala, nắng sẽ khó lọt vào các khu rừng, đồng thời mật độ lá dày đặc cũng làm tăng khả năng cháy rừng.
Những cây bạch đàn vừa là thức ăn vừa là nơi ở của gấu Koala
Dù vậy, lá bạch đàn vẫn là một nguồn thức ăn tồi tệ khi chẳng có chút dinh dưỡng nào cũng như mang chất kịch độc. Nhưng loài
động vật này đã giành cả hàng ngàn năm tiến hóa để phát triển một hệ thống tiêu hóa đặc biệt có thể hấp thụ chất độc từ lá bạch đàn. Một con gấu Koala trưởng thành sẽ phải ăn khoảng 1kg lá bạch đàn một ngày để có đủ dinh dưỡng, và mất tới 100-200 tiếng để tiêu hóa toàn bộ. Người ta hay ví Koala là một loài động vật lười biếng khi chúng ngủ tới 18-22 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, gấu túi chậm chạp là do chúng phải ăn loại thức ăn vừa khó tiêu vừa nghèo dinh dưỡng, chúng phải di chuyển thật chậm rãi, và ngủ nhiều để bảo tồn năng lượng cũng như tiêu hóa hết bữa ăn.
Có một sự thật khiến không ít người phải "rùng mình" khi biết tới, đó là những con Koala mới sinh không thể ăn được lá bạch đàn, nên chúng phải ăn... phân của mẹ trong thời kì đầu để sinh sống.
Một chú Koala mất "nhà" sau đám cháy kinh hoàng
Hiện nay, tốc độ suy giảm cá thể của gấu Koala là một vấn đề đáng lo ngại. Được biết, trong khoảng 20 năm gần đây, có ít nhất 80% cá thể gấu Koala đã biến mất do biến đổi khí hậu. Tổ chức Koala ở
Australia (AKF) đã cảnh báo rằng hiện chỉ còn 80.000 cá thể gấu túi, không đủ gấu cái trưởng thành để sinh sản lứa tiếp theo, và loài động vậy này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Vẫn còn nguyên nét bàng hoàng trên gương mặt chú gấu koala khi được giải cứu khỏi đám cháy
Thậm chí, sau thảm họa
cháy rừng ở
Úc đang xảy ra trong thời gian gần đây, số lượng Koala càng suy giảm khủng khiếp do bị thiêu cháy, sốc nhiệt hoặc mất môi trường sống. Những con gấu túi Koala run rẩy ôm gốc cây chờ đám cháy qua đi, hay ào ra đường xin nước từ con người là những hình ảnh khiến người ta không khỏi xót xa trước hậu quả mà vụ cháy rừng ở Úc đang gây ra...
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/01/08/Úc- Gấu koala tuyệt vọng chặn VĐV xe đạp xin nước uống_08012020100141.mp4[/presscloud]
Úc: Gấu koala tuyệt vọng chặn VĐV xe đạp xin nước uống sau vụ cháy rừng
Xem thêm:
Chi Nguyễn (t/h)