Thiếu sắt rất nguy hiểm cho sức khỏe nhưng bổ sung như thế nào mới hợp lý?

Admin
Sắt là một trong những chất dinh dưỡng dồi dào nhất trong cơ thể. Thiếu sắt sẽ khiến con người mệt mỏi, suy giảm hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên việc bổ sung sắt cũng không được bừa bãi.

7 lý do chứng minh sự cần thiết của sắt đối với cơ thể

 
Sắt là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể. Việc thiếu hụt sắt sẽ gây ra mệt mỏi, thiếu máu, móng tay bạn sẽ trở nên giòn, dễ gãy và sự trao đổi chất của cơ thể cũng chậm lại,…

Dưới đây là những lợi ích của sắt đối với sức khỏe con người.
 
Sắt rất quan trọng cho sức khỏe, bổ sung như thế nào mới hợp lý?
Sắt có vai trò rất quan trọng với sức khỏe nhưng nên bổ sung hợp lý

 

Hỗ trợ các tế bào hồng cầu phát triển khỏe mạnh

 

Nói vậy là bởi, sắt là thành phần chủ yếu tạo nên hemoglobin, một loại protein trong hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Có đến 70% lượng sắt trong cơ thể con người được tìm thấy trong hemoglobin. Việc thiếu sắt khiến cơ thể không sản xuất được hemoglobin, gây cảm giác mệt mỏi và có thể dẫn đến thiếu máu. 

Giúp cơ bắp chắc khỏe

 

Bên cạnh lượng lớn chất sắt được tìm thấy trong hemoglobin thì một số phần còn lại được tìm thấy trong cơ bắp. Để có một có cơ bắp săn chắc và có độ đàn hồi, cơ thể chúng ta cần bổ sung đầy đủ chất sắt, đặc biệt với đấng mày râu.
 
Cùng với đó, quá trình vận chuyển oxy được thực hiện bởi hemoglobin cũng là yếu tố quyết định đối với sự co cơ. Nồng độ sắt thấp dễ khiến cơ bắp phục hồi chậm dẫn đến nhức mỏi.

Hỗ trợ chức năng não bộ

 

Như đã nói, sắt là thành phần chính tạo nên hemoglobin, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô. Trong khi đó, bộ não của con người cần oxyt để thực hiện các chức năng và cao đến 20% oxy trong máu của cơ thể.

Khi não bộ được cung cấp đầy đủ oxy và lưu lượng máu, chức năng nhận thức sẽ được tăng cường cũng như sản sinh các nơ-ron thần kinh mới. Tình trạng thiếu sắt sẽ giảm khả năng ghi nhớ, thiếu tập trung, tiếp thu kém,…

Khiến tâm trạng thoải mái hơn

 

Sắt là vi chất quan trọng trong sự tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là dopamine, norepinephrine và serotonin. Đó là những chất dẫn truyền thần kinh, giúp não bộ hoạt động tốt và tạo nên sự hung phấn. Từ đó giúp bạn có tâm trạng thoải mái, theo hướng tích cực.

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

 

Nó cũng tham gia tăng cường hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh và hoạt động tốt. Khi cơ thể bạn bị thiếu sắt, hệ thống miễn dịch cùa bạn sẽ suy giảm, gây khó khăn trong đề kháng, tạo điều kiện cho virus xâm nhập, tấn công. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng mà nên bổ sung sắt ở liều lượng vừa phải, trong mức cho phép.
 

Điều hòa nhiệt độ cơ thể


Sắt giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách đảm bảo lưu lượng máu tuần hoàn khắp cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể được cân bằng, bạn không chỉ cảm thấy thoải mái mà nó còn rất có ích trong quá trình trao đổi chất.
 

Tạo năng lượng

 

Sắt rất quan trọng cho sức khỏe, bổ sung như thế nào mới hợp lý?
Nếu thiếu sắt, dẫn đến tình trạng thiếu máu, làm bạn mệt mỏi, giảm khả năng làm việc.

Tốt cho bà bầu và thai nhi

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính, 43% phụ nữ không mang thai trong độ tuổi 15 - 50 ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ này tăng lên 5ỏa - 80%, nguyên nhân là do thiếu sắt. 
 
Ảnh hưởng của sự thiếu máu trong thời kỳ mang thai là một trong những nguyên nhân gây sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh. Thai nhi bị suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
 

Liều lượng sắt cần thiết cho từng độ tuổi


Tùy theo tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe mà nhu cầu sắt đối với mỗi người là khác nhau. Nhìn chung, liều cần mỗi ngày của nam giới là 1mg, phụ nữ - 1,4 mg, cụ thể như sau:

Trẻ em trong độ tuổi từ 1-10 cần 7 - 10mg mỗi ngày.
 
Đối với phụ nữ từ 19 - 50 tuổi cần 18mg mỗi ngày.

Trong khi đó, phụ nữ đang mang thai cần 27mg 1 ngày.
 
Sắt rất quan trọng cho sức khỏe, bổ sung như thế nào mới hợp lý?
Phụ nữ cho con bú cần 9 đến 10mg 1 ngày

Đối với nam giới từ 19 tuổi trở lên cần 8mg 1 ngày.

Trên thực tế, mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể nhiều hơn, tức khoảng 10-20mg, bởi chỉ duy nhất khoảng 10% sắt được hấp thụ ở đại trực tràng và ruột non, còn lại bị đào thải ra ngoài.

Liều dùng sắt dạng uống

 

Muối sắt

 

Đây là phương pháp hiệu quả và kinh tế nhất để điều trị thiếu máu thiếu sắt, sắt sulfat là dạng muối sử dụng phổ biến nhất. Với sắt sulfat, liều lượng hay được sử dụng là 325mg (65mg sắt nguyên tố), được chia ra uống 3 lần/ngày. Thế nhưng, một số nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung lượng lớn chất sắt có thể gây phản tác dụng. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo, nên dùng nguyên tố sắt ở liều thấp từ 40-80mg mỗi ngày có thể tác dụng hiệu quả và gây ít tác dụng phụ hơn liều lượng truyền thống.
 
Trong quá trình sử dụng, bạn không nên uống trà và cà phê, hay nếu muốn có thể uống vitamin C kèm theo để thúc đẩy sự hấp thu. Đồng thời, nên tiếp tục trong khoảng 2 tháng sau khi hết thiếu máu để lượng sắt dự trữ trong cơ thể được phục hồi lại.

Muối sắt carbonic

 

Muối sắt carbonic được khuyên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì đảm bảo an toàn cho trẻ em đang bú sữa mẹ. Các nghiên cứu cho rằng, carbonic ít gây hại cho dạ dày hơn. Tuy nhiên, tính sinh khả dụng (khả năng được hấp thụ vào cơ thể) khoảng xấp xỉ 70% so với một lượng muối sắt sulfate tương tự.
 

Sắt sucrose

 

Chất này thường được kết hợp với erythropoietin để điều trị thiếu máu thiếu sắt ở người lớn bị bệnh thận mạn tính. Nguyên nhân thiếu sắt ở những người này là do mất máu trong quá trình lọc máu và sự hấp thu sắt không đầy đủ từ đường tiêu hóa. Liệu pháp này ít có nguy cơ sốc phản vệ hơn so với các loại thuốc khác.
 
Thông thường tiêu chuẩn để bổ sung sắt thành công là tăng 2g/dL mức hemoglobin (Hb).  trong 3 tuần.  Tuy nhiên, các nhà khoa học phân tích và kết luận rằng ở những bệnh nhân được bổ sung sắt bằng viên uống, đo Hb vào ngày 14 cho thấy tăng 1g/dL. Vì thế, lượng hemoglobin vào ngày 14 có thể là một công cụ hữu ích cho các bác sĩ lâm sàng trong việc xác định liệu và khi nào chuyển bệnh nhân từ uống sang truyền tĩnh mạch.
  
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/18/Thiếu máu do thiếu sắt và những biến chứng nguy hiểm - Tin Tức VTV24 (1)_18032020120920.mp4[/presscloud]
Thiếu máu do thiếu sắt và những biến chứng nguy hiểm- Tin Tức VTV24 
 

Minh Tú (t/h)