Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc trĩ?
Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng sưng lên gây đau ngứa, rát thậm chí chảy máu không thể đại tiện.
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ. Thứ nhất do kích thước thai nhi lớn dần, tử cung phình to chèn vào khung xương chậu, gây áp lực lên tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng của mẹ khiến chúng sưng lên, đau đớn gây ra các búi trĩ.
Thứ hai, sự gia tăng của hormone progesterone khi mang thai gián tiếp làm giãn các tĩnh mạch, trong đó có tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng, khiến chúng sưng lên. Giãn tĩnh mạch cũng có thể do tăng thể tích máu ở phụ nữ mang thai gây ra trĩ.
Một số nguyên nhân xuất phát từ thói quen sinh hoạt cũng gây ra bệnh trĩ như táo bó kéo dài, bà bầu bị căng thẳng tâm lý hoặc ngồi và đứng quá lâu.
Các búi trĩ có thể gây sưng đau, ngứa rất khó chịu đặc biệt sau khi đi tiêu. Bà bầu bị bệnh trĩ đa số không gây ảnh hưởng tới em bé trong bụng, tuy nhiên bệnh sẽ nặng hơn trong quá trình chuyển dạ. Bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng trĩ của bà bầu để quyết định có thể sinh thường hay không. Thông thường, bệnh trĩ trong thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh. Chị em có tiền sử bị trĩ nên chữa khỏi dứt điểm trước khi có ý định sinh con.
Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu
Dẫu biết bệnh trĩ trong thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh nhưng chúng gây ra rất nhiều phiền toái cho chị em. Do đó, chị em cần biết một số mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu để giải thoát khỏi nỗi khó chịu này.
1. Tắm nước ấm, chườm đá lạnh
Khi tắm vào buổi tối, mẹ bầu hãy ngâm mình trong nước ấm để thư giãn đồng thời tăng tuần hoàn máu. Hoặc mẹ bầu hòa nước muối âm để ngâm vùng hậu môn giúp giảm sưng đau.
Chườm đá lạnh và mát xa nhẹ nhàng cho vùng hậu môn cũng có tác dụng giảm đau, ngứa các búi trĩ.
2. Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý
Lấy một nắm lá thiên lý rửa sạch rồi giã với muối hạt, thêm chút nước rồi lọc qua vải, tẩm vào bông đắp lên chỗ trĩ. Nên chọn lá thiên lý non. Trước khi đắp thuốc nhớ vệ sinh sạch sẽ. Đóng khố để giữ thuốc ở vùng hậu môn ngày làm 2 lần. Bài thuốc này còn có thể chữa sa dạ con.
3. Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp ca dù lành tính nhưng cần kiên trì vì hiệu quả từ từ. Nấu lá diếp cá với nước cho thêm chút muối, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa hậu môn lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì đắp vào hậu môn.
4. Dùng bồ kết
Nếu bệnh trĩ nặng tới mức lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết. Để nước này nguội bớt rồi ngâm rửa hậu môn. Một cách khác là giã nát lá cây sống đời đắp vào búi trĩ.
5. Chữa trĩ bằng đu đủ xanh
Bà bầu kiêng kỵ ăn đu đủ xanh nhưng có thể dùng để chữa bệnh trĩ. Cắt một trái đu đủ xanh, non còn tươi bổ đôi rồi úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Đắp như vậy qua đêm, lúc ngủ lưu ý để tránh làm rơi. Đây là mẹo làm co mạch máu gián tiếp co búi trĩ tương tự như bôi thuốc co mạch. Làm vài lần để xem hiệu quả.
6. Bôi thuốc ngoài da làm từ cây phỉ
Nhựa cây phỉ có tác dụng như chất làm se tự nhiên. Dùng bông thấm nước cây phỉ rồi chấm vào vùng hậu môn mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
7. Bôi cồn thuốc kim sa
Cho một thìa canh cồn thuốc kim sa vào một lít nước sạch, đổ hỗn hợp này vào chai. Hàng ngày dùng bông hoặc vải thấm dung dịch này rồi để đắp vào hậu môn 2 lần, không cần rửa lại.
Phòng ngừa và cải thiện bệnh trĩ khi mang thai bằng cách nào
Bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chị em có chế độ ăn uống, vệ sinh khoa học từ đầu thai kỳ.
Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Các mẹ bầu có thể tham khảo các món ăn giàu chất xơ gồm: trái cây như lê, bơ và quả mọng, Ccác loại rau như bông cải xanh, atisô và mầm Brussels, bột yến mạch, gạo lức, quinoa, các loại đậu, bao gồm các loại đậu, đậu lăng và đậu xanh…
Chế độ ăn hàng ngày nên hạn chế muối vì muối sẽ gây tích nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông. Đặc biệt bà bầu bị trĩ càng nên hạn chế các loại gia vị mặn, chua cay nóng...
Bà bầu chú ý kiểm soát cân nặng, không nên để tăng cân quá nhiều, sẽ khiến bệnh trĩ nặng thêm.
Tránh nâng vật nặng vì nó sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và vùng chậu.
Khi ngủ nên nghiêng hẳn về một bên, tốt nhất là bên trái để làm giảm tình trạng ứ máu tại vùng chậu/hậu môn.
Nếu tình trạng trĩ nghiêm trọng hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.