“Áo dài Huế - Chuyện kể từ dòng sông” là câu chuyện kể về sông Hương trên nền |
Sông Hương đã trở thành cảm hứng bất tận để các nhà thiết kế thời trang thiết kế nên tà áo dài thướt tha, duyên dáng, được những người mẫu trình diễn trên nền nhạc nhiều sắc thái trầm lắng lẫn sôi động, mang đến cho người xem những cung bậc của cảm xúc khác nhau. (Ảnh: Đình Hoàng) |
Dòng Hương giang đã trở thành ý tứ, chất liệu để các nhà thiết kế sáng tạo nên các tà áo dài với những họa tiết, sắc màu, những cỏ cây hoa lá, dấu vết thời gian…, đó còn là sử thi về một dòng sông gắn kết với những tà áo dài qua năm tháng của một thành phố đẹp tráng lệ mà cũng thực hào hùng… (Ảnh: Đình Hoàng) |
Địa điểm tổ chức đêm trình diễn áo dài Huế “Chuyện kể dòng sông” vào tối 12/8 cũng hết sức đặc biệt. Đó là bờ nam sông Hương đoạn cạnh Bia Quốc học, đối diện Kinh thành Huế. Một sân khấu mở ngay bên dòng sông Hương thơ mộng được kết hợp tinh tế từ những ảnh trên sông đến cảnh quang bên bờ. Âm thanh, ánh sáng đã được chuẩn bị để đem lại những hình ảnh ấn tượng nhất trong đêm diễn, giúp cho khán giả đến đây vừa xem trình diễn áo dài vừa có thể ngắm nhìn dòng sông Hương lung linh về đêm. (Ảnh: Đình Hoàng) |
Từ sân khấu chính đến những bãi cỏ xanh ven sông đều có sự hiện diện của đông đảo du khách, công chúng mộ điệu áo dài và người dân địa phương. (Ảnh: Đình Hoàng) |
Các nhà thiết kế như Đỗ Trịnh Hoài Nam, Vũ Việt Hà, Trần Thiện Khánh, Quang Hòa, Xuân Hảo, Viết Bảo, Minh Minh, Quang Huy,… đã mang đến cho du khách, công chúng một |
Với chủ đề rất tình và thơ, chương trình gợi nhắc về những tinh hoa của xứ Huế; về tà áo dài duyên dáng, quyến rũ, dịu dàng gắn liền với người con gái Huế; về dòng sông thơ mộng vắt qua Kinh thành cổ kính. (Ảnh: Đình Hoàng) |
Lồng ghép vào đó là những sản phẩm của làng nghề Huế như diều, nón lá và hoa giấy Thanh Tiên. (Ảnh: Đình Hoàng) |
Áo dài Huế còn lấy cảm hứng từ văn hóa, sắc phục của đồng bào vùng cao - dệt Zèng. Chứa đựng những giá trị độc đáo riêng có, nghề dệt Zèng của đồng bào dân tộc miền núi Thừa Thiên-Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2017. (Ảnh: Đình Hoàng) |
Đã qua hơn 22 năm kể từ lần đầu có mặt chính thức tại một kỳ Festival Huế (kể từ Festival Huế 2000), Lễ hội Áo dài Huế đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng Việt Nam và bạn bè quốc tế; trở thành một lễ hội tiêu biểu, với nhiều hoạt động thiết kế, tổ chức, trình diễn phong phú, ấn tượng, mang ý nghĩa tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị và quảng bá trang phục truyền thống đặc sắc. (Ảnh: Đình Hoàng) |