Theo Thùy Nguyễn/SKCĐ
Nữ sinh việt tại Harvard đòi công lý cho sinh viên quốc tế là ai?
08:44 19/07/2020
Tôn Hiền Anh - sinh viên người Việt tại Harvard đã mạnh mẽ đứng lên đòi công lý cho sinh viên quốc tế. Và ngày 15/7 vừa qua, chính quyền Trump đã hủy kế hoạch cấm du học sinh ở lại Mỹ nếu chỉ học trực tuyến.
Tô Hiền Anh là con gái thứ hai của vợ chồng chị Lã Thanh Hà (Hà Nội). Ghi điểm với khuôn mặt dễ mến, đôi mắt sáng ngời cũng má lúm đồng tiền dễ thương, Hiền Anh luôn khiêm tốn nhận mình là người 'không thông minh, phải lấy cần cù bù lại". 9x từng là học sinh trường Amsterdam, là niềm tự hào của gia đình và trường học khi bước chân vào Harvard và chinh phục nhiều học bổng của các trường Đại học ở Mỹ khác.
Điều đặc biệt là, cả Tôn Hiền Anh và chị gái Tôn Hà Anh đều lần lượt giành được học bổng toàn phần của Harvard. Khi đặt chân tới đây, ngoài việc học thì cô nữ sinh với vẻ ngoài trầm tính nhưng sống sâu sắc luôn tham gia các hoạt động ngoại khóa để giúp đỡ những người khó khăn. Hiền Anh nằm trong ban lãnh đạo của tổ chức Harvard Vision (gây quỹ cho hàng trăm ca phẫu thuật phục hồi mắt cho trẻ em nghèo), quản lý cung cấp bữa ăn và chỗ ngủ ở nhà tạm trú Harvard cho những người vô gia cư.
9x từng là học sinh trường Amsterdam.
Tuy nhiên, đến ngày 6/7 vừa qua, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) bất ngờ thông báo, các du học sinh tại Mỹ buộc phải về nước nếu chương trình đang theo học chỉ còn hình thức trực tuyến và những người ở lại sẽ bị coi là cư trú bất hợp pháp. Thực tế, điều luật này đã ảnh hưởng tới hơn 1,1 triệu du học sinh ở đây.
Là một trong những người bị tác động trực tiếp, dù đã đăng ký được chuyến bay cứu hộ công dân về nước vào đầu tháng 8 nhưng Hiền Anh không chỉ nghĩ cho mình. 9x cảm thấy đau đáu khi nhìn các bạn khác không đăng ký được chuyến bay, có thể sẽ phải vào trại tị nạn theo luật Mỹ.
Hiền Anh đã mạnh mẽ đứng lên đòi công lý cho sinh viên quốc tế.
Nghĩ rằng bản thân phải làm điều gì đó để giúp đỡ mọi người, Hiền Anh đã thức thâu đêm để nghiên cứu luật và bóc tách từng điểm ngay ngày ICE ra thông báo. Sau đó, cô nàng thông báo những điều tiêu cực mà học sinh quốc tế phải chịu nếu điều luật được thực thi. Bên cạnh đó, 9x còn đề nghị Harvard xem xét các phương pháp khả thi để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho học sinh.
Sau đó, Hiền Anh gửi đơn cho ban lãnh đạo Đại học Harvard và vận động các tổ chức, cá nhân có liên quan cùng gửi đơn để bày tỏ sự ủng hộ. Sáng 7/7, lãnh đạo trường họp khẩn cấp và chính hiệu trưởng trả lời Hiền Anh rằng sẽ chính thức kiện ICE lên toà án.
Khi vụ kiện đang được thực thi thì Hiền Anh lại tiếp tục viết lá đơn thứ hai đề nghị trường cân nhắc bổ sung thêm một khoá học offline, kêu gọi nhà trường đưa ra những giải pháp mới để hạn chế hậu quả của luật. Cô nàng còn tóm tắt những những ảnh hưởng nghiêm trọng mà du học sinh quốc tế phải chịu nếu ICE thắng kiện.
Gia đình Tô Hiền Anh.
Cuối bản kiến nghị, 9x Hà Nội trích lời hiệu trưởng Harvard: "Chúng ta không thể đứng nhìn hoài bão của sinh viên quốc tế bị phá huỷ chỉ vì điều luật sai lầm. Chúng ta nợ họ việc đứng lên, chiến đấu và chúng ta sẽ làm điều đó".
Thật bất ngờ, bản kiến nghị của Hiền Anh đã thu về hơn 1.000 chữ ký của các giáo sư Harvard, sinh viên và cựu sinh viên chỉ trong 20h đầu. Chủ tịch trường Harvard Rakesh Khurana đã trình đơn của Hiền Anh lên cho Hội Đồng trực tiếp xem xét triển khai kế hoạch học tập cho mùa thu, và không quên cảm ơn cô nàng vì đã mạnh mẽ lên tiếng.
Đến 8/7, Đại học Harvard và MIT khởi kiện quy định visa mới, thu hút hàng chục trường đại học, công ty công nghệ và chính quyền các bang cùng phản đối chính sách của ICE. Áp lực tứ phía khiến chính quyền Trump buộc phải bãi bỏ chính sách này vào ngày 15/7.
Theo Thùy Nguyễn/SKCĐ