Sản phẩm Coca-Cola Việt Nam ‘không được xuất khẩu’: Phải chăng vì chất lượng thấp hơn?

Trên bao bì nhiều sản phẩm của công ty Coca-Cola Việt Nam, xuất hiện dòng chữ "Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không được xuất khẩu" đang khiến người tiêu dùng hoang mang.
Sản phẩm Coca-Cola Việt Nam ‘không được xuất khẩu’
Trên bao bì nhiều sản phẩm của công ty Coca-Cola Việt Nam, xuất hiện dòng chữ "Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không được xuất khẩu" đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ảnh minh họa

Những ngày qua trên mạng xã hội, diễn đàn xuất hiện nhiều ý kiến của người tiêu dùng về dòng chữ "Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không được xuất khẩu" xuất hiện trên bao bì của nhiều sản phẩm thuộc công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.

Dòng chữ này hiện được in trên bao bì của lon cũng như chai nhựa một số sản phẩm như Coca-Cola, Fanta, Sprite.

Trong khi đó, nhiều sản phẩm của các thương hiệu nước giải khát khác trên thị trường cạnh tranh với Coca-Cola hay chính dòng sản phẩm nước đóng chai Dasani, nước tăng lực Aquarius của công ty này không hề xuất hiện thông tin "không được xuất khẩu".

Đáng nói, các sản phẩm tương tự trong cùng phân khúc đồ uống hiện nay của một doanh nghiệp đa quốc gia khác là Pepsi đang bày bán trên thị trường tại Việt Nam hoàn toàn không có dòng chữ như sản phẩm của CocaCola.

Người tiêu dùng sử dụng sản phẩm nước uống Coca Cola lo lắng vì không hiểu dòng chữ mà nhà sản xuất ghi trên sản phẩm chỉ "Dành cho thị trường Việt Nam. Không được xuất khẩu" có ý nghĩa gì? Phải chăng sản phẩm Coca-Cola bán trong nước chất lượng thấp hơn sản phẩm ở các nước? Và Coca-Cola đang có sự phân biệt đối xử với người tiêu dùng trong nước và thế giới?

Đáng nói để so sánh thì giá bán các lon Coca trong nước thấp hơn tương đối nhiều với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài.

Ví dụ, một lon Coca với thể tích 500 ml nhập khẩu từ Nhật Bản được bán tại Việt Nam với giá 49.000 đồng. Trong khi đó, một lon Coca Cola được sản xuất trong nước với thể tích 330 ml nhưng bán với giá chỉ có 9.000 đồng.

Trên trang web của Coca-Cola, hãng này cho hay, Coca-Cola truyền thống đang có mặt tại hơn 200 quốc gia. Một số loại khác chỉ xuất hiện ở vài quốc gia nhất định.

“Chúng tôi đáp ứng theo thị hiếu địa phương. Một số hương vị chỉ được ưa chuộng tại một quốc gia nào đó, thường thì ở các quốc gia khác nhau sẽ có các thành phần khác nhau”, thông tin từ website.

Theo lý giải của các nhà sản xuất, nhiều chất bảo quản các nước hạn chế dùng, hoặc dùng có chỉ định. Còn ở Việt Nam lại cho phép sử dụng bình thường nên có sự phân biệt sản phẩm theo dòng thị trường như vậy.

Trên Website Coca-Cola Việt Nam thừa nhận trong sản phẩm của hãng có lượng axit thực phẩm, có thể vệ sinh toilet và bình ắc-quy ô tô bị ăn mòn, nới lỏng chốt cửa bị gỉ sét và loại bỏ các vết gỉ sét trên ô tô, loại bỏ dầu mỡ khỏi áo quần và làm sạch vết ố trên kính chắn gió.

Trước đó, ngày 2/4, chính quyền thành phố Osaka, Nhật Bản thông báo về việc Trung tâm Y tế cộng đồng thành phố đã ra lệnh thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam. Nguyên nhân do những chai tương ớt này có sử dụng chất phụ gia thực phẩm axit benzoic, axit sorbic,... chưa được kiểm định sử dụng tại Nhật.

Ngay lập tức, phía Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan) cũng đã lên tiếng về sự việc đáng tiếc này. Theo khẳng định của Masan, chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chinsu cho Công ty Javis Co., Ltd hoặc Công ty ISC Industrial Co., Ltd.

“Khi xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Nhật Bản, chúng tôi phải tuân thủ quy định ghi nhãn của Nhật Bản. Chúng tôi lấy làm tiếc về sự cố này và cho rằng nếu Công ty Javis Co., Ltd đã liên hệ với chúng tôi để nhập khẩu chính thức thì sự cố ghi nhãn này đã không xảy ra”- Masan nêu rõ.

Masan cũng cho hay chưa có kết luận chính thức về nguồn gốc xuất xứ lô hàng nhưng nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam, trên đó ghi rõ: “Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không dành cho xuất khẩu”.

 

Ích Phế Khang, Bona bị thổi phồng công dụng, ai chịu trách nhiệm?

Thời gian gần đây, một số trang web, mạng xã hội đăng quảng cáo sản phẩm Ích phế khang, Bona thổi phồng công dụng của sản phẩm, vi phạm pháp luật về quảng cáo.

 

Mẹo dùng điều hòa siêu tiết kiệm điện thời tiết nắng nóng

Hóa đơn tiền điện tăng một phần do giá điện tăng 8,36% từ 20/3, ngoài ra do năng nóng người dân sử dụng điều hòa. Mẹo dùng điều hòa siêu tiết kiệm điện

 

Hóa đơn tiền điện tăng sốc: Đâu là nguyên nhân?

Sau quyết định tăng giá điện lên 8,36% từ 20/3, nhiều khách hàng sử dụng điện "sốc" vì số tiền hóa đơn tiền điện phải trả trong tháng 3/2019 tăng vọt so với tháng trước.