Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến sinh lý như thế nào?

Admin
Khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí, nó sẽ chèn ép các dây thần kinh tủy sống, gây ra cơn đau buốt tại chỗ. Cơn đau cũng có thể lan dần ra các vùng lân cận, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

 

Trên chiều dài của cột sống lưng có rất nhiều những đốt sống. Ở giữa mỗi đốt sống sẽ có những đĩa đệm được cấu tạo từ những sợi collagen. Chúng có nhiệm vụ gắn kết hai đốt sống lại với nhau, giúp cho hai đốt xương không cọ xát hay làm tổn thương xương. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm giữa hai khớp xương bị lệch khỏi vị trí, gây ảnh hưởng đến xương khớp của người bệnh.
 
Người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ có cảm giác đau nhức xương cột sống khi vặn mình, xoay người, cúi đầu, khom người… Cơn đau nhức dần lan ra các vùng lân cận như bả vai, hông, mông, đùi sau. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm còn gây ra các triệu chứng: tê bì (chân tay, đùi, mông); rối loạn tiểu tiện; đau ngực, khó thở; táo bón; mất thăng bằng khi di chuyển.
 
Thoát vị đĩa đệm gây đau buốt cho người bệnh
Thoát vị đĩa đệm gây đau buốt cho người bệnh
 
Trong các vị trí đĩa đệm ở cột sống, thoát vị dễ xảy ra nhất ở cột sống thắt lưng do vị trí này phải vận động thường xuyên hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ bên ngoài, nhất là chấn thương. Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp xảy ra phổ biến ở cả nam và nữ giới, nhiều hơn ở độ tuổi từ 30 – 50. Người bệnh khó có thể vận động bình thường, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và các hoạt động sống. Nhiều người vẫn nghĩ thoát vị đĩa đệm sẽ ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
 

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng tới sinh lý?

 

Trên thực tế, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp, không ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chức năng sinh lý hai giới. Người bệnh hoàn toàn không bị yếu sinh lý, xuất tinh sớm hoặc suy giảm hormone sinh dục khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh hoàn toàn có chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản tốt.
 
Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng đời sống tình dục của người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, góp phầm làm giảm ham muốn tình dục. Bên cạnh đó, các cơn đau do thoát vị gây nên làm giảm khả năng linh hoạt trong mỗi cuộc “yêu”. Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần giữ tinh thần lạc quan, điều trị bệnh tận gốc. Sau đó, đời sống chăn gối của các cặp đôi sẽ trở lại bình thường. Ngoài ra, với phụ nữ mang thai, thoát vị đĩa đệm càng khiến bệnh nhân cảm giác khó chịu, mệt mỏi hơn. Thai nhi càng lớn sẽ gây áp lực lớn đến vùng cột sống, khiến cột sống bị đè nén, chịu sức nặng để nâng đỡ bào thai. Do đó, cơn đau nhức sẽ càng trở nên trầm trọng.
 
Người bệnh hoàn toàn có chức năng sinh lý và khả năng sinh sản tốt
Người bệnh hoàn toàn có chức năng sinh lý và khả năng sinh sản tốt
 
Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau để giảm bớt cơn đau và tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị nếu đĩa đệm lệch khỏi vị trí ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Bên cạnh đó, hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm biến chứng nặng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phẫu thuật. Hiện nay, phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tối ưu. Người bệnh sẽ được loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị, chèn ép dây thần kinh. Phương pháp này giúp bảo tồn phẫn đĩa đệm còn lại ở trong đốt sống, tránh làm tổn thương các cơ, xương và các mạch máu ở khu vực cột sống.
 
Khi đĩa đệm của người bệnh bị thoát vị, méo mó, thoái hóa, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ phần đĩa đệm hỏng này. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo vào đốt sống của người bệnh. Loại đĩa đệm thay thế có tính chất tương tự với đĩa đệm gốc, có chất nhầy và đàn hồi, giúp người bệnh không còn đau nhức. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo không thích hợp để áp dụng cho trường hợp bệnh quá nặng. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng có khả năng được bác sĩ chỉ định điều trị qua da, không xâm lấn dao kéo nhiều. Bác sĩ sẽ dùng tia X-quang để xác định chính xác vị trí thoát vị đĩa đệm. Sau đó, đưa ống kim tiêm vào sâu trong da, tiến hành rút dịch nhầy ra khỏi vùng đốt sống. Người bệnh sẽ giảm ngay cảm giác đau buốt, từ đó dần dần phục hồi bệnh.
 
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách tập luyện các bài tập vật lý trị liệu đúng cách và đều đặn; bổ sung canxi, collagen cho cơ thể (từ sữa, thịt, thực phẩm chức năng…); giữ tinh thần lạc quan, thoải mái; chườm nóng, chườm lạnh để giảm đau; hạn chế lao động nặng.
 
 
Như Quỳnh (t/h)