Ai nói người tiểu đường không được ăn khoai tây là chưa biết chế biến đúng cách

Nhiều người cho rằng khoai tây nhiều năng lượng và tinh bột nên người tiểu đường không nên ăn. Chuyên gia giải đáp người tiểu đường có được ăn khoai tây không và lợi ích của loại củ này đối với người bệnh.
Nếu có ai đó nói rằng khoai tây nhiều tinh bột, người tiểu đường không nên ăn là hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia đã chỉ ra những giá trị dinh dưỡng trong củ khoai tây hỗ trợ tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần biết ăn bao nhiêu và chế biến khoai tây đúng cách.
 

Tiểu đường có được ăn khoai tây không?


Cùng với khoai lang, khoai tây là loại củ được sử dụng phổ biến trong mâm cơm hàng ngày. Khoai tây là nguồn cung cấp kali và vitamin B, chất xơ tuyệt vời. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng người bệnh tiểu đường không nên ăn khoai tây vì chứa nhiều tinh bột, cung cấp nhiều năng lượng.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đây là suy nghĩ sai lầm. Khoai tây có chứa carb chắc chắn khi ăn vào có ảnh hưởng tới đường huyết. Khi ăn khoai tây, cơ thể sẽ phá vỡ các carbs thành các loại đường đơn giản di chuyển vào máu, có làm tăng đường huyết. Sau đó, insulin được giải phóng vào máu để giúp vận chuyển đường vào các tế bào chuyển hóa thành năng lượng.
 
Tiểu đường có được ăn khoai tây không và ăn bao nhiêu là đủ

Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường, quá trình vận chuyển đường vào các tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể không hiệu quả. Quá trình đường di chuyển ra khỏi máu vào các tế bào được thay thế bằng việc giữ lại một lượng đường trong máu cao hơn, dài hơn.

Tuy nhiên, chỉ khi người bệnh tiểu đường ăn một lượng lớn khoai tây mới có thể gây ra bất lợi. Ngược lại, nếu ăn với lượng vừa đủ, sẽ có nhiều lợi ích bất ngờ. Bởi trong khoai tây giàu kali có tác dụng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể, can thiệp vào quá trình chuyển hóa năng lượng đường máu. Nguồn chất xơ dồi dào trong khoai tây cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa, có khả năng lọc bớt đường trong thực phẩm ăn vào.
 

Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu khoai tây là đủ?


Một củ khoai tây nhỏ trung bình nặng 170g, chứa khoảng 30g carbs và một củ khoai tây lớn nặng 369g khoảng 65g carbs.

Năng lượng trong một khẩu phần khoai tây cũng thay đổi tùy thuộc vào cách chế biến. Cụ thể, để nguyên khoai tây: 11,8 gam; luộc 15,7g; nướng 13,1g; bỏ lò vi sóng 18,2g; khoai tây nướng lò 17,8g; chiên giòn 36,5g.
 
Tiểu đường có được ăn khoai tây không và ăn bao nhiêu là đủ

Vì vậy, người tiểu đường cần nắm rõ lượng carbs nạp vào cơ thể mỗi ngày, tránh nạp quá nhiều làm tăng đường huyết.

Người tiểu đường có thể ăn khoai tây nhưng nên ăn với khẩu phần nhỏ, và số lần ăn khoai tây cách xa nhau. Trong một tuần, người tiểu đường không nên ăn khoai tây liên tiếp.

Nguy cơ khi ăn quá nhiều khoai tây


Đối với người khỏe mạnh, nếu ăn quá nhiều khoai tây sẽ tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Còn với người bệnh tiểu đường, ăn nhiều khoai tây sẽ làm tăng đường huyết.

Các chuyên gia đã chỉ ra, nếu trong một tuần ăn quá nhiều khoai tây luộc, nghiền hoặc nướng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 4%. Món khoai tây chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên tới 19%.

Đó là chưa kể, khoai tây chiên chứa một lượng lớn chất béo không lành mạnh gây tác động xấu như làm tăng huyết áp, giảm cholesterol HDL (tốt), nhanh chóng gây tăng cân, béo phì, nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, dù là người bệnh tiểu đường hay khỏe mạnh đều được khuyến cáo hạn chế ăn khoai tây chiên.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/12/05/Hướng dẫn cách làm 4 MÓN KHOAI TÂY CỰC NGON - Feedy VN_05122019100927.mp4[/presscloud]
Hướng dẫn cách làm 4 món khoai tây cực ngon
 
 
Hà Ly (t/h)