Vì sao Madame Nga rời ghế Chủ tịch Hapro?

Bà Nguyễn Thị Nga không còn là Thành viên HĐQT và Chủ tịch Hapro từ ngày 11/2/2020.
Bà Nguyễn Thị Nga không còn là Chủ tịch Hapro.

Bà Nguyễn Thị Nga không còn là Chủ tịch Hapro.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội – CTCP (Hapro – mã HTM) vừa công bố Nghị quyết HĐQT số 38/2020/NQ-HĐQT về việc thông qua miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Nga, với tỷ lệ 100%.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Nga không còn là Thành viên HĐQT và Chủ tịch Hapro từ ngày 11/2/2020.

Hapro là một doanh nghiệp bán lẻ có tiếng trong nước, đồng thời cũng tham gia đầu tư phát triển hạ tầng và xuất nhập khẩu, sở hữu nhiều công ty con danh tiếng như Thủy Tạ, Thương mại dịch vụ Tràng Thi, Gốm Chu Đậu,...

Hapro được biết là một trong những doanh nghiệp gốc Nhà nước có quỹ đất nhiều bậc nhất thủ đô. Trước cổ phần hóa, công ty quản lý và sử dụng 183 cơ sở nhà đất. Sau cổ phần hóa, Hapro được giao nắm giữ 114 địa điểm là cơ sở nhà, đất tại Hà Nội và các tỉnh thành, trong đó có 96 địa điểm tại Hà Nội.

Tại Hà Nội, rất nhiều trong số đó là đất vàng như 280m2 tại Đinh Tiên Hoàng (bờ hồ Hoàn Kiếm), 500m2 tại Điện Biên Phủ - Hà Nội, hơn 1.800 m2 tại Lương Đình Của, C12 Thanh Xuân Bắc diện tích đất 1.780 m2; D2 Giảng Võ Ba Đình diện tích 1.230 m2...và hàng loạt tổ hợp thương mại văn phòng.

Tổ hợp thương mại văn phòng 15 tầng số 11B Cát Linh diện tích 2.933 m2; phòng 15 tầng số 11B Cát Linh diện tích 2.933 m2; Tòa nhà số 362 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng 7 tầng nổi, 1 tầng hầm có diện tích đất 618 m2; dự án trung tâm thương mại văn phòng số 5 Lê Duẩn cao 9 tầng diện tích đất 1.624 m2; Trung tâm kinh doanh chợ Thượng Đình 3.108 m2...

Được biết, bà Nguyễn Thị Nga được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT Hapro nhiệm kỳ 2018-2023 tại ĐHCĐ thường niên đầu tiên (tháng 6/2018) sau khi Hapro cổ phần hoá. Liên quan tới bà Nga, vào khoảng tháng 3/2018, Vinamco - 1 công ty con của tập đoàn BRG, do bà Nga làm Chủ tịch HĐQT là Vinamco đã được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược của Hapro, nắm 65% vốn. Theo đó, Vinamco đã chi gần 2.000 tỷ đồng để sở hữu 65% cổ phần Hapro.

Theo Tạp chí Nhà đầu tư, sau khi về tay BRG, xuyên suốt năm 2019, Hapro đã liên tục thoái vốn tại nhiều đơn vị thành viên.

Ngày 11/3/2019, công ty công bố thông tin thoái 420.000 cổ phần, tương đương 21% tổng vốn tại CTCP Gốm Chu Đậu. Giá chuyển nhượng là 13.500 đồng/cổ phần. Bên nhận chuyển nhượng là Tập đoàn BRG.

Ngày 3/5/2019, Hapro tiếp tục công bố việc thoái 3,4 triệu cổ phiếu tại Hafasco. Hiện, doanh nghiệp đang sở hữu 4,9 triệu cổ phiếu Hafasco, tỷ lệ 49,03%. Giá chuyển nhượng không thấp hơn 11.500 đồng/cổ phiếu.

Ngày 29/5/2019, Hapro muốn thực hiện chuyển nhượng toàn bộ hơn 1,9 triệu cổ phiếu sở hữu tại CTCP Đầu tư thương mại Hapro Đà Nẵng, tỷ lệ 99,99% vốn. Bên nhận chuyển nhượng dự kiến là Công ty TNHH Thương mại đầu tư Hòa Lợi và Công ty TNHH Phát triển dịch vụ thương mại Toàn Thắng. Tổng giá trị chuyển nhượng hơn 19,9 tỷ đồng, tương đương mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Ngày 30/10/2019, HĐQT Hapro đã thông qua Nghị quyết chuyển nhượng hết hơn 7,2 triệu cổ phần Công ty Tràng Thi, chiếm tỷ lệ 53,33% vốn điều lệ. Đơn giá chuyển nhượng dự kiến không thấp hơn 12.000 đồng/cổ phần.

Ngày 28/11/2019, Nghị quyết của Hapro thông qua chủ trương thoái toàn bộ vốn góp là 735.000 cổ phần của doanh nghiệp tại CTCP siêu thị VHSC (Việt Nam). Giá chuyển nhượng không thấp hơn mệnh giá cổ phần.

Ngày 25/12/2019, Hapro tiếp tục công bố Nghị quyết số 658/2019/CBTT-HAPRO thông qua chuyển nhượng cổ phần của tại 3 doanh nghiệp. Cụ thể, Hapro sẽ thoái hơn 1,5 triệu cổ phần tại CTCP Thương mại và Dịch vụ Chợ Bưởi (hiện đang sở hữu 2,9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 62% vốn điều lệ); thoái gần 4,6 triệu cổ phiếu tại CTCP Thực phẩm Hà Nội (hiện đang nắm gần 7,5 triệu cổ phiếu, tương đương 31,57% vốn điều lệ) và bán 637.500 cổ phần CTCP Thủy Tạ (đang nắm hơn 1,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 51,25%).

Sau đó vào ngày 31/12/2019, Hapro đã bán thành công gần 4,6 triệu cổ phiếu HAF của CTCP Thực phẩm Hà Nội. Qua đó, giảm tỷ lệ sở hữu xuống gần 2,9 triệu cổ phiếu HAF (tương ứng 20% vốn HAF).

Đến ngày 11/2/2020, Hapro công bố Nghị quyết về việc thoái hết hơn 4 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Liên hiệp Xuất khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội), tương đương tỷ lệ 20,15% vốn điều lệ. Giá chuyển nhượng dự kiến là 11.000 đồng/cổ phần. Thời gian dự kiến giao dịch trước ngày 28/2/2020.

Bà Nga rút khỏi cơ cấu lãnh đạo Hapro xong chưa thấy động thái rút vốn của nhóm cổ đông thân nữ doanh nhân nhân này tại Hapro.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1955) là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Intimex Việt Nam. 

Bài liên quan