1. Hài lòng với hiện tại, không có kế hoạch dài hạn cho tương lai
Sau khi tốt nghiệp, bạn muốn tìm một công việc, một chức vụ nhàn nhã qua ngày, chỉ như thế là đã thỏa mãn được bạn. Sau đó, tự mình lại sinh ra một thái độ không mấy coi trọng công việc đó, cả ngày nhàn rỗi không có gì nổi bật, nhưng lại cho rằng như thế là tốt, không có dự tính gì cho tương lai của bản thân, không có tầm nhìn xa. Kiểu nhân viên công sở này thường sẽ không được sếp trọng dụng, xác suất họ bị sa thải cũng là rất cao. Kiểu người như vậy, sống trong môi trường công sở sẽ rất mệt mỏi, cho dù là phần việc của họ có nhàn hạ đến đâu.
2. Những người luôn thích suy nghĩ quá nhiều trong công việc
Mỗi ngày ở công sở, bất luận là gặp phải chuyện gì, bất luận sự việc là lớn hay nhỏ thì kiểu người này cũng sẽ suy nghĩ thái quá mọi chuyện lên. Họ nhạy cảm đến độ tiêu cực, cũng thường không thể tin tưởng bất kỳ một ai, luôn nghi kị hoài nghi người khác. Do đó mà khi đi làm, họ cũng sẽ không mấy hạnh phúc, vô hình trung, tính cách này cũng khiến họ đắc tội không ít người.
Mà mối quan hệ vốn là một nguồn lực quan trọng giúp chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn. Tự mình chặn đứng sự kết nối với mọi người cũng đồng nghĩa như việc bạn từ chối nhận cọc tiền đang được đưa tới.
3. Những người tham lam trong công việc
Tham lam là một bản tính khó tránh khỏi ở con người, nhưng chúng ta khác nhau ở chỗ, có người tham nhiều và tham ít, tham ở lĩnh vực gì. Nếu như trong công sở, bạn là một người có lòng tham lớn, đối với bất kỳ việc gì cũng yêu cầu thập toàn thập mỹ, thì cũng không quá tốt. Trên đời không thể cái gì cũng theo đúng ý mình, hoàn hảo vô khuyết. Thật ra mong muốn làm hết sức mình trong công việc là một điều tốt, nhưng nếu cực đoan đến mức quá cầu toàn thì đó lại là một triệu chứng của một tinh thần không khỏe mạnh. Kiểu người này vì thế mà cũng sẽ rất mệt mỏi nếu sống trong môi trường công sở.
4. Những người háo thắng
Mệt mỏi, không chỉ là nói đến phương diện thể chất, mà còn là đề cập đến phương diện tinh thần. Nếu một người quá trọng sĩ diện, làm gì cũng háo thắng, đều muốn chạy trước người khác một bước thì sẽ rất dễ rơi vào cái hố do chính tay mình đào. Ví dụ, họ có thể vì háo thắng mà giành làm một dự án quá sức với mình, đến cuối cùng không hoàn thành được, không những bị sếp tránh phạt, còn bị đồng nghiệp chê cười, như vậy sẽ không tránh khỏi sinh ra các trạng thái tâm lý tiêu cực.
5. Có một người sếp bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Bất kể bạn làm việc gì thì đều phải thông qua sếp. Nếu gặp phải một người sếp quá khắt khe, yêu cầu quá cao đối với nhân viên thì bạn sẽ rất mệt mỏi. Có thể bạn sẽ phải chỉnh sửa bản thảo đến vô số lần nhưng vẫn không được duyệt, đồng thời việc đó cũng làm tăng thời gian làm việc của bạn lên rất nhiều một cách vô nghĩa.
6. Những người rất nhút nhát trong công việc
Trong môi trường làm việc, kiểu người này không chỉ sợ xấu hổ mà còn rất nhút nhát, làm việc gì cũng rất cẩn thận, không dám mạo hiểm, không dám bước ra vùng an toàn của mình, ngay cả thử gan dạ một chút cũng không làm được. Do đó nên dù có làm việc bao lâu thì họ cũng khó mà tạo nên được thành tựu gì, mãi mãi đều chỉ có thể đứng ở phía sau người khác, thậm chí có khi còn không bằng người mới đến. Áp lực từ đó mà sinh ra, việc đi làm hằng ngày cũng dần trở thành gánh nặng cho họ.
7. Những người quá cảnh giác
Họ luôn cảnh giác với tất cả những người xung quanh, luôn nghĩ rằng người khác muốn hại mình, đến nỗi mỗi một cử động nhỏ của người khác đều khiến họ chú ý, nghĩ ngợi. Cẩn thận với mọi thứ là một điều tốt, nhưng cẩn thận thái quá thì thật sự có vấn đề. Nếu cứ như vậy, họ sẽ rất nhanh bị kiệt sức hoàn toàn, có thể còn để lại hậu quả nghiêm trọng về sau.