Không phải ăn bao nhiêu cũng được, mì tôm chỉ nên ăn số lần này/tuần để không hại sức khỏe

Mì tôm hay còn được biết đến là "mì ăn liền", được nhiều người lựa chọn bởi sự nhanh gọn tiện lợi. Tuy nhiên, vẫn không ít người thắc mắc: "Ăn nhiều mì tôm có sao không?"
Chỉ trong 2 ngày, Việt Nam ghi nhận liên tiếp 4 ca dương tính với virus corona chủng mới (COVID-19). Điều này khiến người dân vô cùng hoang, đi tích lũy lương thực để chống dịch. Trong đó, mặt hàng được người dân mua về nhiều nhất chính là mì tôm.
 
Nhiều người dân cho biết, từ sau đêm Hà Nội công bố có ca nhiễm corona mới, tìm hiểu thông tin về cung đường di chuyển của bệnh nhân này đã khiến không ít người dân lo lắng. Từ sáng tinh mơ, rất nhiều người xếp hàng trước các cửa hàng tạp hóa, siêu thị để mua gạo và mì tôm. Có người phải xếp hàng 1-2 tiếng mới đến lượt mình. 
 
Không phải ăn bao nhiêu cũng được, mì tôm chỉ nên ăn số lần này/tuần để không hại sức khỏe
Người dân xếp hàng mua mì tôm tích trữ. 

Theo nhiều chủ cửa hàng tạp hóa, số người đặt mua mì tôm ngày càng tăng khiến cửa hàng phải nhập mua số lượng gấp 4-5 lần ngày thường. Với tình trạng tích trữ ăn mì tôm thay cơm như thế, nhiều người băn khoăn: "Ăn nhiều mì tôm có sao không?"
 
Thực tế, mì tôm rất tiện nhưng lại nghèo chất dinh dưỡng. Thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate trong khi cơ thể muốn khỏe mạnh cần có đầy đủ 6 chất là protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Chỉ cần thiếu hụt 1 trong 6 chất này cơ thể sẽ rất dễ mệt mỏi, kéo dài sẽ dễ gây bệnh. 

Do đó, ăn nhiều mì tôm sẽ khiến cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng. Vậy nên, không thể ăn mì tôm thay cho bữa chính, khi ăn nên thêm các loại thực phẩm khác như thịt, trứng, rau... để tăng thêm chất dinh dưỡng. 
 
Không phải ăn bao nhiêu cũng được, mì tôm chỉ nên ăn số lần này/tuần để không hại sức khỏe
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, để bảo vệ sức khỏe thì người dân chỉ nên dùng 1 - 2 gói mì/tuần.
 
Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, nếu ăn quá nhiều mì tôm chẳng hạn như ăn quá 2 lần/tuần khiến cơ thể đối mặt với những tác hại khôn lường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tiêu thụ mì tôm thường xuyên có thể dẫn đến một loạt hệ lụy như béo phì, quá trình lão hóa nhanh, gây hại thận và gây sỏi thận, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư, gây áp lực lên dạ dày và tiêu hóa...
 
Ăn mì tôm bao nhiêu là đủ?
 
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, để bảo vệ sức khỏe thì người dân chỉ nên dùng 1 - 2 gói mì/tuần. Bên cạnh đó, để hạn chế tác hại khi ăn mì tôm, khi nấu mì nên nấu với nước sôi một lần rồi đổ nước đi. Tiếp đến, nấu mì với nước sôi lần hai thì mới có thể ăn được.
 
Ngoài ra, nên nấu mì với rau xanh, thịt bò, thịt gà, tôm... để bổ sung dinh dưỡng. Tuyệt đối không ăn mì tôm sống hoặc mì tôm "up" một lần. Khi pha mì nên bỏ gói gia vị...
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/02/lam-dung-mi-tom-gay-hai-cho-co-the_02032020174946.mp4[/presscloud]
Lạm dụng mì tôm gây hại cho sức khỏe
 
 
Thùy Nguyễn (t/h)