Cỏ mầm trầu là loài cỏ dại, mọc hoang ven sông và “cứng đầu” vì kháng thuốc diệt cỏ, nhưng cỏ mần trầu lại là cây dược liệu quý của nhiều nước Á châu.
1. Tác dụng của cỏ mần trầu đối với bà bầu
Cỏ mần trầu được biết đến là loài cỏ dại, mọc hoang ven sông và kháng thuốc diệt cỏ, còn có các tên khác như cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo tuy nhiên đây lại là cây dược liệu quý của nhiều nước Á Châu. Rễ của cỏ màng trầu rất chắc, khỏe và thân cao đến ngang đầu gối. Có thể mẹ chưa biết, tất cả bộ phận của cỏ từ rễ đến thân, hoa, quả đều có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Cỏ mầm trầu đem lại lợi ích gì cho bà bầu
Mẹ bầu hoàn toàn có thể uống cỏ màn trầu vì nó có tác dụng điều trị hiệu quả chứng cao huyết áp thai kỳ. Để chữa khỏi bệnh này, các mẹ nên lấy cả cây bao gồm cả phần rễ cỏ mần trầu để rửa sạch, thái nhỏ và cân đúng 50g. Sau đó đi giã nát và hòa với một bát nước sôi, vắt lấy nước trong để uống trong 2 ngày sẽ nhanh chóng ổn định huyết áp.
Không những thế, cỏ màn trầu còn có tác dụng điều trị động thai, táo bón, lo âu, nôn nghén, đau đầu hoặc tức ngực cho bà bầu. Theo đó, bà bầu nên phơi cỏ màn trầu cho khô, mỗi ngày lấy 12 – 16g nấu với 500ml nước cho đến khi còn lại 300ml và uống 2-3 lần một ngày.
Dùng 8g cỏ màng trầu, 8g cỏ tranh, vài lát gừng tươi, 1 nhánh sả và ít vỏ quýt đem rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp các mẹ an thai hiệu quả. Để sản dịch mau hết, các mẹ nên sắc 50g cỏ màn trầu, lấy nước uống từ 2-3 lần 1 ngày. Ngoài ra, để chống rụng tóc sau khi sinh con và chữa bệnh sa tử cung, các mẹ cũng có thể dùng đến cỏ màng trầu.
Để chống rụng tóc sau khi sinh con các mẹ cũng có thể dùng đến cỏ mần trầu.
2. Tác dụng của cỏ mần trầu đối với trẻ nhỏ
Ngoài việc mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, cỏ màn trầu còn trị được nhiều bệnh cho trẻ nhỏ. Ví dụ như nếu thấy bé bị mụn nhọt, rôm sảy, nổi ban đỏ, tưa lưỡi, vv…. Thì các mẹ nên lấy khoảng 120g cỏ màn trầu tươi rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cho trẻ uống. Nếu là cỏ khô, lấy 20g sắc với 400ml nước cho đến khi còn lại 100ml và chia uống 2 lần một ngày.
Nếu trẻ bị viêm da, vàng da, các mẹ nên lấy 60g cỏ mần trầu sắc lấy nước cho trẻ uống hoặc lấy nước thanh tâm thảo cho trẻ tắm. Để tăng công hiệu, các mẹ còn có thể tìm cây tổ kén đực khoảng 30g để sắc nước cùng với cỏ mần trầu.
Nếu trẻ bị sốt cao co giật, các mẹ nên lấy 120g cỏ mần trầu sắc với 500ml nước cho đến khi còn lại 300ml, sau đó cho thêm ít muối và cho bé uống liên tục trong vòng 12 tiếng đầu. Bằng cách này, em bé sẽ nhanh chóng hạ sốt mà không cần phải sử dụng đến thuốc tây. Nếu bé bị cảm, nóng sốt thông thường các mẹ có thể lấy 16g cho mỗi loại gồm thanh tâm thảo và cỏ tranh để sắc lấy nước cho bé uống.
Cỏ mần trầu có tác dụng hạ sốt đối với trẻ nhỏ
Ngoài ra, cỏ màng trầu còn có tác dụng phòng ngừa viêm màng não truyền nhiễm. Theo đó, mỗi ngày các mẹ chỉ cần sắc khoảng 30g thanh tâm thảo và cho bé uống liên tiếp trong 3 ngày vào thời điểm dịch viêm màng não xuất hiện để phòng ngừa lây nhiễm. Cách 10 ngày sau đó các mẹ lại cho bé uống với liều lượng tương tự là được.
Nếu trẻ hay bị đái dầm, các mẹ chỉ cần lấy 20g thanh tâm thảo, 20g mùi tàu, 20g rau ngổ, 10g cỏ sữa lá nhỏ đem rửa sạch và sắc cho bé uống sau mỗi bữa ăn chiều, em bé sẽ không còn bị đái dầm nữa. Nếu bé bị độc trong, ghẻ lở, mẩn ngứa, các mẹ nên lấy 50g mần trầu tươi giã lấy nước cho bé uống ngày 2 – 3 lần.
Cỏ mần trầu còn có tác dụng phòng ngừa viêm màng não truyền nhiễm cho thai nhi
Nếu bé vui chơi, chạy nhảy bị té ngã, bong gân, các mẹ cũng có thể lấy cỏ màng trầu giã nhỏ và đắp trực tiếp lên chỗ bị bong gân cho bé. Sau đó dùng vải sạch quấn lại trong 3 ngày, em bé sẽ khỏi hẳn. Thật tuyệt vời phải không?
Trẻ em và bà bầu uống cỏ màng trầu được không? Câu trả lời là hoàn toàn được nhé các mẹ. Không những không gây hại, cỏ màng trầu còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ cũng như ở phụ nữ mang thai. Chính vì thế, các mẹ đừng nên bỏ qua loại cỏ “thần kỳ” này nếu gặp phải những tình trạng nguy hiểm trong thai kỳ cũng như khi chăm con sau này nhé.
Ánh Nguyệt(t/h)