Giá cà phê hôm nay 11/1
Tại thị trường thế giới
Trước giờ đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 10/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 bất ngờ giảm mạnh 56 USD (2,42%), giao dịch tại 2.260 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 55 USD (2,43%), giao dịch tại 2.211 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu giảm, kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 3,75 Cent (1,57%), giao dịch tại 234,7 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 3,6 Cent (1,51%), giao dịch tại 234,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt. Cấu trúc giá đảo thu hẹp.
Tại thị trường Việt Nam
Giá cà phê hôm nay 11/1 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang, giao dịch quanh mức 41.000 - 41.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.700 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 11/2021 đạt 78 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD. Con số này giảm 21,4% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với tháng 10/2021; so với tháng 11/2020 giảm 6,9% về lượng, nhưng tăng 12,6% về trị giá.
Thị trường cà phê hôm nay 11/1
So với tháng 10/2020, xuất khẩu các chủng loại cà phê robusta, arabica, cà phê chế biến của Việt Nam trong tháng 10/2021 tăng, nhưng xuất khẩu cà phê excelsa giảm. Tính chung trong 10 tháng năm 2021, xuất khẩu tất cả các chủng loại cà phê giảm, ngoại trừ cà phê chế biến. Theo thông tin từ trang Mordor Intelligence, thị trường cà phê Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,8% trong giai đoạn 2020 - 2025.
Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tháng 12/2021 giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.344 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 4,3% so với tháng 11/2021 và tăng 28,7% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so với năm 2020.
Các nhà phân tích cho biết: “Khả năng điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn trong năm tới là không thể phủ nhận. Brazil đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại trong năm 2022 do mưa lớn, hạn hán và băng giá. Cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức các biện pháp phòng ngừa rủi ro của người nông dân trở nên không hiệu quả”.