Vitamin D3 hay còn gọi là Cholecalciferol, được sử dụng để ngăn ngừa chứng còi xương, nhuyễn xương,…
Lợi ích của vitamin D3 với cơ thể
Vitamin D3 (Cholecalciferol) là một trong 5 dạng tự nhiên của
vitamin D. Lượng vitamin D, canxi và phot pho có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Vai trò của vitamin D3 được dùng để điều trị và ngăn gừa chứng rối loạn xương như còi xương, nhuyễn xương. Yếu tố tự nhiên, vitamin D3 được tạo ra khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Kết hợp cùng với canxi, vitamin D được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa chứng loãng xương. Nó cũng được sử dụng chung với các loại thuốc khác để điều trị mật độ phot pho thấp, gây ra một số chứng rối loạn như suy tuyến cận giáp, gia đình có tiền sử bị hạ phot pho trong máu. Vitamin D3 có thể được sử dụng cho bệnh nhân để giữ nồng độ caxni ở mức bình thường, giúp xương phát triển. Vitamin D dạng thuốc giọt (hoặc chất bổ sung khác) được dùng cho trẻ đang bú mẹ vì sữa mẹ thường có nồng độ vitamin D thấp.
Liều dùng vitamin D3 tham khảo
Vitamin D3 bao gồm 6 dạng gồm: Dung dịch, bánh thuốc, viên nén, viên nhai nén, viên con nhộng, thuốc nước.
Về liều lượng:
Đối với trẻ em không đủ vitamin D3,liều thông thường sẽ được chỉ định: Trẻ sơ sinh và trẻ em, uống 200 đơn vị quốc tế mỗi ngày một lần.
Liều thay thế: trẻ sơ sinh thiếu tháng, uống 400-800 đơn vị quốc tế mỗi ngày một lần hoặc uống 150-400 đơn vị quốc tế/kg/ngày.
Vitamin D3 kết hợp với canxi giúp chắc khỏe xương
Dùng cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và trẻ sơ sinh, bắt đầu uống 400 đơn vị mỗi ngày một lần trong vài ngày đầu tiên mới sinh. Tiếp tục bổ sung thuốc cho đến khi trẻ cai sữa để dùng lượng lớn hơn bằng 1000ml/ngày hoặc 1qt/ngày.
Vitamin D công thức tăng cường sữa nguyên chất sau 12 tháng tuối: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn phải ít hơn 1000ml vitamin D3, uống 400 đơn vị quốc tế mỗi ngày một lần.
Trẻ em được cho ăn ít hơn 1000ml sữa bổ sung vitamin D3, uống 400 đơn vị quốc tế mỗi ngày một lần.
Trẻ vị thành niên không dùng đủ lượng vitamin D3: uống 400 đơn vị quốc tế mỗi ngày một lần.
Bổ sung vitamin D3 như thế nào cho phù hợp?
Theo tư vấn của dược sĩ Bùi Thành trên báo Sức khỏe & đời sống, khi cơ thể thiếu vitamin D3, ruột không hấp thụ đủ canxi và phot pho, khiến canxi trong máu giảm. Lúc đó, canxi được huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi máu, dẫn đến hậu quả làm trẻ em chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng, chậm biết đi, chậm kín thóp.
Ở người lớn sẽ gây nên tình trạng loãng xương, xốp xương, xương thưa dễ gãy. Với phụ nữ có thai, thiếu vitamin D3 có thể khiến trẻ sinh ra bị khuyết tật ở xương.
Do đó, việc bổ sung caxni kèm theo vitamin D3 một cách hợp lý sẽ rất có lợi đối với những người có nguy cơ thiếu xương.
Đối với người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ, việc bổ sung này rất quan trọng, nhằm giúp cho cơ thể tích lũy tối đa canxi vào cái “kho dự trữ canxi” tức là bộ khung xương của cơ thể.
Đối với người cao tuổi hay những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận, suy thận,… thì việc sản xuất ra các chất kích thích tăng trưởng và hormon tăng trưởng bị suy giảm. Do các chất kích thích tăng trưởng bị thiếu hụt thì sẽ dẫn tới thiếu hụt protein vận chuyển canxi vào máu, dẫn tới hạn chế khả năng hấp thu canxi.
Vì vậy, những trường hợp này, cho dù có bổ sung nhiều canxi và vitamin D3 cũng không tăng hấp thu vào máu ngược lại gây dư thừa canxi sẽ có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận, gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim...
Chúng ta cần lưu ý rằng, những bệnh lý liên quan tới xương khớp do thiếu hụt canxi gây ra thường diễn biến âm thầm, mỗi ngày một ít, đến khi chúng ta phát hiện ra thì bệnh tình đã ở mức độ nhất định nào đó. Nếu tình trạng thiếu canxi đó không được khắc phục kịp thời và đúng cách thì nguy cơ gặp những di chứng nặng nề rất cao.
Dược sĩ khuyên rằng, cách tốt nhất là có ý thức để phòng ngừa ngay từ sớm khi chúng ta bước sang ngưỡng 30 tuổi, quá trình hủy xương bắt đầu dần áp đảo quá trình tạo xương.
Để được xương cứng chắc theo nguyên tắc, nên bổ sung canxi kèm theo dẫn chất vitamin D3 (giúp vận chuyển canxi từ ruột vào máu, làm giảm các bệnh lý về đường ruột như táo bón và sỏi thận).
Đồng thời, không thể thiếu vitamin K2, giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương. Bởi vitamin K2 có nhiệm vụ “nhặt nhạnh” những canxi thừa ở mạch máu, mô mềm, thận…, giúp đào thải ra ngoài, nhờ đó tránh được các bệnh lý do lắng đọng canxi.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/27/Bệnh loãng xương- Âm thầm và nguy hiểm - VTC_27032020103249.mp4[/presscloud]
Bệnh loãng xương - Âm thầm và nguy hiểm - VTC