TPBank ‘bán bia kèm lạc’, muốn vay tiền phải mua bảo hiểm Manulife?

Khách hàng làm thủ tục vay ngân hàng TPBank, đến khi chuẩn bị giải ngân thì bị ép ký thêm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với bên thứ 3.
tpbank-ban-bia-kem-lac-muon-vay-tien-phai-mua-bao-hiem-manulife
Khách hàng làm thủ tục vay ngân hàng TPBank, đến khi chuẩn bị giải ngân thì bị ép ký thêm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với bên thứ 3. Ảnh minh họa

Phản ánh với báo chí, anh Nguyễn Đức Long (33 tuổi, ngụ Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội) cho biết, vào đầu tháng 5/2019 do gia đình có việc cần chi tiêu nên tới Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) để làm thủ tục vay tín chấp số tiền 300 triệu đồng.

"Đến thời điểm mọi thủ tục thẩm định tài sản hoàn tất, phía ngân hàng TPBank thông báo tôi lên làm thủ tục giải ngân thì bất ngờ nhân viên lại yêu cầu tôi phải mua thêm bảo hiểm nhân thọ của hãng Manulife. Nếu tôi không mua bảo hiểm nhân thọ của hãng này thì sẽ không đủ điều kiện để giải ngân", anh Long kể.

Cũng trong tình cảnh tương tự, anh Nguyễn Minh Hùng làm hồ sơ vay tiêu dùng tại ngân hàng TPBank chi nhánh Đông Đô (tòa nhà LICOGI 13, đường Khuất Duy Tiến, TP. Hà Nội) số tiền 170 triệu đồng.

Sau đó, anh Hùng bị phía ngân hàng TPBank bắt buộc phải ký thêm hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife.

Anh Hùng thắc mắc với nhân viên ngân hàng TPBank thì được giải đáp: "Mua bảo hiểm nhân thọ Manulife là bắt buộc tham gia kèm khoản vay".

Chưa thực sự tin tưởng vào yêu cầu của nhân viên Ngân hàng, anh Hùng đã hỏi lãnh đạo của nhân viên này và cũng nhận được câu trả lời tương tự.

Trường hợp tương tự cũng xảy ra tại nhiều ngân hàng khác trong thời gian qua. Theo đó, nhiều khách hàng mua căn hộ chung cư vay theo hình thức thế chấp căn hộ hình thành trong tương lai cũng buộc phải mua thêm bảo hiểm nhân thọ.

Theo thông tin từ Manulife Việt Nam, đơn vị này và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác dịch vụ bảo hiểm - ngân hàng vào tháng 04/2017. Mục tiêu hướng tới của sự hợp tác này xem ra rất tốt “đem tới cho khách hàng những giá trị lợi ích tối ưu thông qua các sản phẩm và dịch vụ” nhưng thực tế liên minh ngân hàng – bảo hiểm đã khiến cho khách hàng nhiều phiền muộn.

Việc bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancasurance) phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Đến nay, một loạt ngân hàng bắt tay với bảo hiểm, như Techcombank – Manulife ký hợp tác bảo hiểm độc quyền 15 năm, Dai-ichi Life ký kết với Sacombank và SHB, Maritime Bank và VIB đang bán bảo hiểm cho Prudential, ACB phân phối bảo hiểm cho AIA và Liberty…

Ngân hàng có thể kiếm thêm lợi nhuận từ việc bán chéo sản phẩm, công ty bảo hiểm vừa tăng doanh thu, vừa tận dụng được mạng lưới cả nước của ngân hàng, giảm thiểu chi phí mở rộng và duy trì chi nhánh.

Theo một người trong giới tài chính, nhiều nhân viên ngân hàng hiện nay đều có mã số bảo hiểm và được đặt chỉ tiêu doanh số bảo hiểm. Khi người vay ký một hợp đồng vay tiền là có thể ký thêm một hoặc hai hợp đồng bảo hiểm: bảo hiểm khoản vay và bảo hiểm nhân thọ.

Chính vì vậy, bán bảo hiểm đang mang lại những khoản lợi béo bở cho các ngân hàng.

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, hiện tại pháp luật về ngân hàng không quy định bắt buộc bên vay phải mua bảo hiểm.

Do vậy, việc khách hàng mua thêm bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa Tổ chức tín dụng và khách hàng vay trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên.

Đồng thời hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng và hợp đồng bảo hiểm giữa khách hàng với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là các giao dịch độc lập.

Còn đối với khoản vay thế chấp căn hộ hình thành trong tương lai, cơ quan quản lý không có quy định nào về việc người vay tiền mua căn hộ tại các dự án nhà ở thương mại phải mua bảo hiểm. Do đó, tùy tình hình kinh doanh, các ngân hàng thương mại đồng loạt đưa ra điều kiện buộc người vay tiền mua căn hộ phải mua bảo hiểm là không nên.

 

Chiến tranh thương mại, suy thoái kinh tế, giá cả leo thang: Thủ tướng TQ sốc vì biết giá táo ở chợ

"Không thể mua được", "Giá trái cây đắt như vàng" là những bình luận thể hiện sự bất mãn của người Trung Quốc hiện nay.

 

Bamboo Airways thay Jetstar Pacific tạo thế kiềng ba chân?

Bamboo Airways đang cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ khi hãng này sẽ bổ sung 12 máy bay vào cuối năm 2019. Trước đó hãng này xin tăng khai thác 30 máy bay trong năm 2019.

 

Grab, Uber báo lỗ: Bộ trưởng giao thông 'đá' trách nhiệm Bộ Tài chính

Liên quan đến việc hãng xe công nghệ như Grab, Uber báo lỗ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, tất cả các phương tiện này đều kết nối với Tổng cục Thuế.