VTV8 ngưng phát sóng phim Trung Quốc Thịnh Đường Huyễn Dạ nghi sử dụng trái phép kiệt tác văn hóa Việt

VTV8 không phát sóng phim Thịnh Đường Huyễn Dạ khi chưa làm rõ được thông tin có hay không việc sử dụng nhã nhạc cung đình Huế trong phim.
Thông tin được khán giả chia sẻ rầm rộ trên MXH.

Thông tin được khán giả chia sẻ rầm rộ trên MXH.

Thịnh Đường Huyễn Dạ - một bộ phim cổ trang Trung Quốc lên sóng năm 2018 bị tố ăn cắp Nhã nhạc cung đình Huế của Việt Nam. Sự việc được khán giả Việt phát hiện và chia sẻ rầm rộ trên fanpage phim Hoa ngữ.

Thậm chí, độc giả chỉ rõ đoạn nhạc là bản Lưu thủy được dùng ở tập 4, phút thứ 39. Gần hai năm trước, các khán giả đã xem phim Thịnh Đường huyễn dạ cũng từng ngạc nhiên và bức xúc trên một diễn đàn phim cổ trang khi phát hiện nhã nhạc triều Nguyễn, Di sản văn hóa được UNESCO ghi tên vào danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại xuất hiện trong phim.

Bên cạnh đó, nhiều khán giả cũng cho rằng, việc một bộ phim nước ngoài "ăn cắp" kiệt tác văn hóa Việt là không thể chấp nhận được. Nhiều người muốn gửi thư cho nhà sản xuất phim Thịnh Đường Huyễn Dạ yêu cầu gỡ bỏ đoạn nhạc và lên tiếng xin lỗi.

Nhạc sĩ Vĩnh Phúc (chuyên gia về nhã nhạc triều Nguyễn, tác giả sách Nhã nhạc triều Nguyễn, nguyên là viện trưởng Viện nghiên cứu và bảo tồn âm nhạc của Học viện Âm nhạc Huế) cho biết: ''Nhã nhạc hay là nhạc lễ cung đình của Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên đều có nguồn gốc từ nhã nhạc của Trung Quốc ra đời từ thời nhà Chu, nhưng mỗi nơi đều có cách tiếp thu và phát triển thành hệ thống nhã nhạc riêng của mình.

Empty

Vì vậy, có nhiều bài bản của nhã nhạc triều Nguyễn - Việt Nam mà nhã nhạc Trung Quốc không có. Chẳng hạn như 10 bản ngự tức Thập thủ liên hoàn của nhã nhạc triều Nguyễn, thì nhã nhạc Trung Quốc không có.

Đoạn nhạc trong phim này là hòa tấu bài Lưu thủy - Kim tiền. Bài Kim tiền là một trong 10 bài của Thập thủ liên hoàn, là bài bản của nhã nhạc triều Nguyễn, không phải của nhã nhạc Trung Quốc".

Còn ông Huỳnh Khải - nguyên trưởng khoa Âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP HCM - nhấn mạnh: "Bộ 4 bản Lưu thủy - Kim tiền - Xuân phong - Long hổ rất phổ biến mà những ai học về âm nhạc dân tộc đều phải biết. 4 bài này người ta thường đờn chung với nhau trong bất cứ dịp lễ gì, vui buồn đều có thể đờn.

Trả lời trên báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc điều hành kênh Truyền hình quốc gia VTV8 cho biết, khi có thông tin về việc Thịnh Đường huyễn dạ dùng nhã nhạc cung đình Huế, VTV8 cũng đã có những kiểm tra ban đầu bởi phim mới phát trên VTV8 (chưa đến tập phim có đoạn nhạc này).

VTV8 đã liên hệ với một số nhà nghiên cứu để tìm hiểu và hiện nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng đây là nhã nhạc cung đình Huế vì rất quen thuộc với mọi người, thế nhưng cũng có người cho rằng bản nhạc này không hoàn toàn chính xác là nhã nhạc cung đình Huế mà là bản hòa tấu nhạc cụ của bốn bài: Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ.

Clip hình ảnh trong phim này cũng không được gọi là nhã nhạc vì nhã nhạc không có nữ, dàn nhạc không có đàn tam thập lục và đàn tranh (thập lục).

Theo ông Lâm Thanh, nói chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng cần phải có thêm thời gian để tìm hiểu kỹ hơn và cần tham khảo nhiều ý kiến khác, đặc biệt là ý kiến chính thống từ Trung tâm di tích cố đô Huế hoặc ý kiến của Ủy ban UNESCO...

"Trong dịp nghỉ lễ 30/4 đến hết 3/5, VTV8 không phát sóng phim này và sẽ tiếp tục không phát sóng khi chưa làm rõ được thông tin có hay không việc sử dụng nhã nhạc cung đình Huế trong phim", ông Lâm Thanh khẳng định.

Thịnh Đường Huyễn Dạ được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Mậu Quyên thuộc thể loại cổ trang, huyền ảo xen lẫn các tình tiết điều tra phá án. Phim có sự tham gia của nhiều diễn viên trẻ đình đám như Ngô Thiến, Trương Vũ Kiếm, Trịnh Nghiệp Thành...

Bài liên quan