1. Cách viết luận văn đại học chuẩn cấu trúc chung
1.1. Phần mở đầu
1.1.1. Lý do chọn đề tài
- Đề có một bài luận văn tốt trước tiên bạn phải chọn được đề tài hay, phù hợp, bàn luận về những vấn đề đang được mọi người quan tâm hiện nay.
- Ngay phần mở đầu bạn phải nêu được lý do bạn chọn đề tài là gì để người đọc hiểu hơn về bài nghiên cứu của bạn. Từ đó mới có cơ sở để dẫn tới phần tiếp theo.
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mỗi bài luận được nghiên cứu sẽ đều có mục tiêu cụ thể. Tùy vào đề tài, hướng đi, cách logic mà sẽ có các mục tiêu khác nhau.
- Mục tiêu nghiên cứu cũng chính là các đề mục mà bạn sẽ triển khai trong phần nội dung của bài luận.
1.1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Khi bắt tay vào làm bài luận, thì bạn cũng cần phải xác định luôn đối tượng mình nghiên cứu là gì.
- Đối tượng nghiên cứu có thể là người, sự việc, sự vật có ảnh hưởng tới quá trình nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu là thời gian và không gian địa lý, khu vực bạn chọn để nghiên cứu các đối tượng.
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi bài luận sẽ bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, được sử dụng linh hoạt trong quá trình nghiên cứu. Có thể là so sánh, đưa ra số liệu thống kê, phân tích, phản chứng,...
Những bài mẫu luận văn giáo dục ấn tượng sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về cách viết luận văn đại học theo từng đề tài mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Cùng tham khảo ngay!
1.2. Phần nội dung
1.2.1. Cơ sở lý thuyết chung
- Tại phần này, bạn cần nêu ra được các khái niệm, lý thuyết chung, các vấn đề cơ sở liên quan tới đề tài.
- Lưu ý viết ngắn gọn để người đọc có thể hiểu và đánh giá tổng quan vấn đề, hiểu biết của bạn.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu (Cấu trúc chương)
- Đây là phần quan trọng nhất của bài luận và tốn nhiều thời gian nhất. Tại đây, bạn cần triển khai vấn đề một cách chi tiết nhất. Thực trạng của vấn đề là gì, ưu nhược điểm ra sao, bạn cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhất.
- Các đề mục trong phần nội dung này sẽ tương tự như phần mục tiêu nghiên cứu.
1.2.3. Kết quả nghiên cứu
- Phần này bạn sẽ báo cáo các phát hiện, các kết quả mà bạn thu thập được trong khi làm bài nghiên cứu.
- Phát hiện mang tính mới mẻ, hữu ích sẽ được ban giám khảo đánh giá cao hơn đó.
1.2.4. Đề xuất giải pháp
- Mỗi bài luận khi viết ra thì khi kết thúc sẽ cần phải đưa ra giải pháp để giải quyết cho vấn đề mà mình nghiên cứu.
- Đây là một phần bắt buộc có, vì nếu bạn đề xuất được những giải pháp hay, thực tế, mang tính áp dụng cao thì có thể nó sẽ được xem xét để đưa vào thực tế. Vậy nên, nó thật sự quan trọng.
1.3. Phần kết luận
Phần kết luận là phần tổng hợp, tóm tắt toàn bộ bài luận văn. Cần tóm gọn lại những vấn đề đang vướng mắc, thực trạng ra sao và cách giải quyết thế nào. Chú ý viết ngắn gọn, súc tích nhất, tránh rườm rà.
1.4. Tài liệu tham khảo
- Những tài liệu bạn sử dụng hay tham khảo trong quá trình nghiên cứu các đối tượng sẽ được chú thích tại đây. Các tài liệu tiếng Việt sẽ chú thích trước, sau đó mới là tài liệu nước ngoài.
- Bạn tham khảo nguồn nào thì cần trích dẫn đầy đủ nguồn đó: nguồn tham khảo, tác giả, tác phẩm, năm xuất bản, nghiên cứu về vấn đề gì,...
- Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với các tác giả và tác phẩm của họ.
Bạn gặp khó khăn trong quá trình viết luận văn? Bạn cần một người hỗ trợ mình trong quá trình làm bài? Luận văn 24 - Đơn vị tiên phong trong vấn đề hỗ trợ viết luận văn có thể giúp bạn làm điều đó.
2. 5 kinh nghiệm cần lưu ý trong cách viết luận đại học
Những lưu ý trong cách viết luận văn đại học bạn cần phải nhớ.
2.1. Nội dung luận văn độc nhất
Khi một bài luận được viết ra không chỉ riêng bạn hay thầy cô đọc, mà nó còn là tài liệu tham khảo cho nhiều người khác. Bạn nên tham khảo các bài nghiên cứu cùng đề tài của nhiều tác giả khác để tránh bị trùng lặp và tìm ra những lối nghiên cứu riêng cho bài luận tốt nghiệp của mình.
2.2. Bám sát xu hướng thị trường
- Chọn đề tài nghiên cứu hay mục tiêu nghiên cứu bạn cũng nên xem xét xu hướng thị trường hiện nay là gì. Có như vậy, bài viết của bạn mới thu hút người đọc, hướng tới các vấn đề nóng cần giải quyết ngay.
- Nhiều bài nghiên cứu rất dài, nhưng không bám sát vào tình hình hiện tại nên cũng không được đánh giá cao, bạn nhớ lưu ý nhé!
2.3. Đừng quên tóm tắt luận văn trước khi mở đầu
Một bản tóm tắt là một diễn giải ngắn gọn của tất cả các ý tưởng chính trong một bài luận. Một bản tóm tắt chỉ chứa các ý tưởng của văn bản gốc. Không chèn bất kỳ ý kiến, giải thích, các khoản khấu trừ hoặc bình luận của riêng bạn thành một bản tóm tắt.
2.4. Thể hiện sự sáng tạo
Ngoài nội dung độc nhất ra thì bạn cần thể hiện được sự sáng tạo trong đó. Có thể sáng tạo về cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Sáng tạo trong quá trình nghiên cứu, thu thập kết quả. Hay cũng có thể có những đề xuất mới mà chưa ai nhắc tới, những phải thực tế nhé!
2.5. Tổng quan tài liệu tham khảo
-
Tài liệu tham khảo luận văn phải liên quan trực tiếp đến đề tài của bài.
-
Tài liệu tham khảo phải tóm lược các kết quả đã có một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
-
Không trích dẫn bất cứ điều gì nếu như bạn không chắc rằng mình đã hiểu hết về chúng.
KẾT LUẬN
Như vậy, hôm nay chúng tôi đã đem tới cho các bạn một chủ đề vô cùng mới lạ: cách viết luận văn đại học. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về quy trình làm một bài luận văn chuẩn chỉnh nhất. Chúc bạn thành công!