Theo y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của cây mần ri đều sử dụng làm thuốc. Đặc điểm của cây có vị đắng, tính ấm, có thể điều trị và hỗ trợ một số bệnh như tiêu đờm, thanh nhiệt, co cứng co, tổn thương cột sống và các bệnh lý cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm.
Mần ri có 2 loại, gồm cây mần ri hoa trắng và cây mần ri hoa tím. Trong đó, cây mần ri hoa trắng có vị cay, tính ấm và không chứa độc tố, còn cây mần ri hoa tím có tác dụng điều trị bệnh viêm cầu thận cấp và mãn tính.
Công dụng của cây mần ri
Điều trị bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng ở người cao tuổi.
Tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B, tổn thương gan do ding nhiều bia rượu.
Chữa các bệnh hô hấp, cây mần ri hoa trắng có tác dụng chữa đau đầu, một số bệnh về hô hấp, viêm xoang.
Suy nhược cơ thể.
Mần ri hoa trắng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
Chữa thoát vị đĩa đệm.
Một số tác dụng khác: Rễ cây mần ri có tác dụng điều trị giun, lá cây gây phồng, tăng lượng tiết mồ hôi và giúp vận chuyển máu.
Phương thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri
Trong chữa trị thoát vị đĩa đệm, cây mần ri sẽ được áp dụng theo 2 cách sau:
Mỗi ngày người bệnh uống khoảng 200-300 ml/ 1 lần. Ngày có thể uống 3-5 lần.
Lưu ý khi dùng cây mần ri chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình sử dụng cây mần ri để chữa thoát vị đĩa đệm nên chú ý, tránh dùng sản phẩm bị mốc, mục nát và có dấu hiệu hư hỏng.
Cây mần ri không sử dụng với phụ nữ có thai và cho con bú. Trường hợp trẻ em hay độ tuổi thanh thiếu niên bị thoát vị đĩa đệm, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri, người bệnh nên kiên trì, chớ nóng vội bởi trên thực tế điều trị cho thấy, chưa có một liệu pháp đơn lẻ nào có khả năng chữa triệt để bệnh.
Trên đây là một số thông tin về công dụng, cũng như lưu ý nhỏ trong việc chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri. Hi vọng, quý độc giả cảm nhận sự hữu ích của bài viết, phục vụ quá trình chăm sóc sức khỏe cho mình và mọi người.