Được biết bé gái tên Adithyasree, 8 tuổi đến từ Thrissur, Kerala, Ấn Độ. Vào khoảng 10h30 tối ngày 24/4 vừa qua bé gái được ghi nhận tử vong nguyên nhân ban đầu được xác định là nghi điện thoại phát nổ.
Hàng xóm bé gái kể lại, tiếng nổ lớn đến mức ngay cả những người hàng xóm gần đó cũng hoảng hốt chạy sang hỏi thăm.
Sau khi vụ việc xảy ra bà nội Adithyasree đã vội vàng chạy vào phòng của cháu thì phát hiện mặt và tay phải của bé Adithyasree đã bị tổn thương nghiêm trọng, cô bé bất tỉnh, nằm trên vũng máu.
Bé gái sau đó được đưa đến bệnh viện cấp cứu, tuy nhiên Adithyasree vẫn không qua khỏi.
Theo người thân của bé Adithyasree, vào thời điểm xảy ra vụ việc, chỉ có bà nội và bé Adithyasree ở nhà. Adithyasree rất thích xem phim hoạt hình nên sau giờ học thường nằm lỳ trên giường dùng điện thoại. Mỗi lần sử dụng nhanh thì vài tiếng không thì cũng gần cả ngày.
Phía cảnh sát đưa ra kết luận ban đầu, cái chết của Adithyasree nghi do sử dụng điện thoại quá lâu khiến nó nóng và phát nổ.
Được biết, chiếc điện thoại này được chú của bé Adithyasree mua cách đây 3 năm và pin mới thay được 3 tháng, vẫn chưa rõ là pin mới có phải pin chính hãng hay không.
Điện thoại trước khi đến tay người sử dụng đã phải phải qua quy trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, đã có không ít trường hợp điện thoại phát nổ đã xảy ra với hậu quả nghiêm trọng.
Để có phòng tránh cháy nổ điện thoại và gây ra các hậu quả nghiệm trọng bạn nên nắm rõ các dấu hiệu điện thoại chuẩn bị nổ.
Không ít trường hợp điện thoại bị nổ do cắm sạc gây ra. Khi đang sạc bạn thấy điện thoại bị nóng lên quá nhanh hãy lập tức rút sạc ra. Sau đó nên đem máy đến các trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để kiểm tra. Tuyệt đối không dùng và tiếp tục sạc khi chưa biết rõ nguyên nhân.
Thông thường khi chạy các tác vụ nặng điện thoại sẽ nóng lên. Tuy nhiên, nhiệt độ sẽ không quá cao. Khi đang dùng điện thoại, máy bỗng nóng lên một cách đột ngột và ở nhiệt độ cao dù không chạy tác vụ nặng bạn cần đặc biệt lưu ý. Đây là dấu hiệu cho thấy điện thoại sắp nổ.
Nguyên nhân gây nổ điện thoại có thể đến từ pin. Khi thấy pin điện thoại bị phồng lên cho thấy chất lượng pin đã xuống cấp hoặc kém chất lượng. Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy điện thoại sắp phát nổ. Nó giống như quả pin nổ chậm vậy.
Nếu phát hiện thấy điện thoại sạc rất lâu rồi nhưng pin vẫn chưa đầy bạn cần cảnh giác. Có thể jack sạc bị lỏng lẻo hoặc pin có vấn đề.
Việc vừa dùng vừa sạc điện thoại sẽ làm cho điện thoại nóng lên nhanh chóng. Việc làm này ảnh hưởng rất nhiều tới tuổi thọ của pin và thậm chí có thể gây ra cháy nổ. Bạn nên cho điện thoại nghỉ ngơi khi nạp năng lượng. Không nên bắt điện thoại phải làm việc quá sức.
Thùy Dung (t/h)