Lưu ý khi sử dụng thuốc Sifrol trong điều trị bệnh Parkinson

Admin
Thuốc Sifrol nằm trong nhóm thuốc chống Parkinson, được bào chế dưới dạng viên nén phóng thích chậm. Đóng gói hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Sifrol có thành phần Pramipexol dihydrochloride monohydrat 0,75mg.


Chỉ định

 

Dùng để điều trị các dấu hiệu/triệu chứng bệnh Parkinson vô căn (đơn trị hoặc kết hợp với levodopa)
 
Lưu ý khi uống thuốc Sifrol trong điều trị bệnh Parkinson
Điều trị triệu chứng hội chứng chân không yên vô căn vừa và nặng, liều lượng đến 0.54mg.

Hướng dẫn cách dùng và liều điều trị

 

Trong điều trị bệnh Parkinson, thuốc Sifrol được chia đều liều hàng ngày ra 3 lần uống.

Liều khởi đầy, dùng 0,264mg/ngày. Nếu không gặp tác dụng phụ không thể chịu được, dùng tăng dần 5-7 ngày, từ 0.54mg-1,1mg đến khi đạt được tác dụng điều trị tối đa.

Khi cần tăng thêm liều nữa, cứ cách tuần tăng thêm 0,54mg đến liều tối đa 3,3mg/ngày.

Liều duy trì, dùng 0,264mg đến tối đa 3,3mg/ngày. Việc điều chỉnh liều dựa trên đáp ứng và sự xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn hoặc giảm liều tùy thuộc phản ứng của bệnh nhân.

Ngừng điều trị, giám theo tốc độ 0,54mg/ngày đến khi liều hàng ngày đạt 0,54mg, sau đó giảm xuống 0,264mg/ngày.

Lưu ý khi uống thuốc Sifrol trong điều trị bệnh Parkinson
 
Bệnh nhân suy thận, chỉnh liều theo CICr.

Điều trị hội chứng chân không yên: Dùng liều khởi đầu 0,088mg/lần/.ngày, dùng 2-3 giừ trước khi đi ngủ. Nếu cần giảm triệu chứng thêm nữa, tăng liều mỗi 4-7 ngày đến 0,18mg-0,35mg đến tối đa 0,54mg/ngày.
 
Đánh giá đáp ứng sau 3 tháng và cân nhắc việc tiếp tục dùng thuốc hay kháng thuốc.
 
Thuốc có thể dùng lúc đói hay lúc no.

Chống chỉ định cho những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.

 

Các tương tác thuốc Sifrol


Thuốc Sifrol dùng với các thuốc được bài tiết bởi hệ thống vận chuyển cation ở thận như cimetidin, ranitidion, diltiazem, triamteren, verapamil, quinidin, quinin, sẽ làm giảm độ thanh thải của pramipexol.

Chất đối kháng dopamin như thuốc an thần, metoclopramid, có thể làm giảm hiệu quả của pramipexol.

Thuốc chống loạn thần, tác động đối kháng có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

 

Thường gặp như chóng mặt, rối loạn vận động, buồn ngủ, buồn nôn.

Hay cũng có thể mơ bất thường, biểu hiện hành vi rối loạn kiểm soát xung lực và xung lực cưỡng bức, lú lẫn, ảo giác, mất ngủ, nhức đầu, suy giảm thị lực, song thị, nhìn mờ, hạ huyết áp, táo bón, nôn, mệt mỏi, phù ngoại biên, giảm cân, giảm cảm giác ngon miệng.
 

Chú ý đề phòng

 

Bệnh nhân tim mạch nặng, có rối loạn tâm thần (chỉ điều trị nếu lợi ích cao hơn nguy cơ), bệnh Parkinsopn (nếu xảy ra rối loạn vận động khi bắt đầu chỉnh liều, giảm liều; biểu hiện hưng cảm và mê sảng tiến triển, hoặc buồn gnur và ngủ gật, tiến triển rối loạn kiểm soát xung lực, giảm liều hay ngưng thuốc từ từ).
 
Phụ nữ có thai, chỉ dùng nếu lợi ích cao hơn nguy cơm cho con bú không nên dùng. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, nên ngừng cho con bú.

Kiểm tra mắt, khi có bất thường thị lực.

Khi sủ dụng cùng thuốc an thần, rượu.

Hội chứng an thân kinh ác tính được ghi nhận khi ngừng đột ngột liệu pháp.

Lái xe, vận hành máy móc.
 

Thông tin về thành phần Pramipexole


Pramipexole là một chất chủ vận dopamine liên kết với độ chọn lọc và độ đặc hiệu cao với phân họ D2 của các thụ thể dopamine có ái lực với thụ thể D3 và có hoạt tính nội tại đầy đủ.

Pramipexole làm giảm bớt sự thiếu hụt vận động của Parkinsonia bằng cách kích thích các thụ thể dopamine trong khói. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, Pramipexole ức chế tổng hợp, giải phóng và luân chuyển dopamine.

Cơ chế hoạt động của Pramipexole khi điều trị hội chứng chân không yên vẫn chưa biết rõ.
Thuốc Pramipexole được chỉ định để điều trị triệu chứng Parkinson vô căn vừa-nặng hoc kết hợp với levodopa.

Điều trị hội chứng chân không yên vô căn vừa-nặng đến 0,54mg.

Các tác dụng phụ thường gặp như ở thuốc Sifrol.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/30/THVL - Sức khoẻ của bạn- Tìm hiểu về bệnh Parkinson (06-7-2016) (2)_30032020093812.mp4[/presscloud]
Tìm hiểu về bệnh Parkinson - THVL