Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mật ong giúp ức chế cơn ho, tăng sức đề kháng. Mật ong khi kết hợp với một số nguyên liệu khác sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh. Đối với phụ nữ mang thai không thể dùng kháng sinh, có thể áp dụng cách trị ho bằng mật ong sau đây bằng những nguyên liệu dễ kiếm mà cực kỳ an toàn.
Chanh pha mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn kết hợp với vitamin C trong chanh làm tăng hiệu quả chữa ho. Bà bầu trộn đều một muỗng cà phê mật ong với hai muỗng cà phê nước chanh. Uống 2 lần mỗi ngày trong khoảng một tuần, sau đó nghỉ chừng 5-7 ngày uống tiếp, không nên uống liên tục nhiều ngày liền.
Quất xanh hấp mật ong
Lấy khoảng 3-4 quả quất xanh rửa sạch vỏ, để ráo nước rồi bổ đôi quả. Sau đó cho mật ong ngập phần quất, trộn đều cho ngấm. Đem hỗn hợp đi hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 – 15 phút. Lúc này quất đã nhuyễn, quyện đều với mật ong thành một thứ hỗn hợp đặc sánh. Bà bầu ngậm hỗn hợp này rồi nuốt từ từ xuống cổ họng sẽ thấy giảm viêm họng, ngứa rát, khản tiếng, bớt ho…
Trà chanh mật ong
Hòa một muỗng cà phê mật ong trong cốc nước nóng, ước lượng nước vừa đủ để không bị quá nhạt hoặc quá ngọt. Sau đó vắt thâm nước cốt chanh và thả một vài lát chanh và cốc nước pha mật ong như vậy bạn đã có một tách trà mật ong chanh. Uống trà mật ong chanh vào mỗi sáng có thể cả tối, có tác dụng tăng sức đề kháng, làm ấm cổ họng, chữa ho.
Mật ong, chanh, quế và gừng
Gừng quế băm nhỏ trộn với 1 muỗng cà phê mật ong sau đó vắt thêm nước cốt chanh. Lấy hỗn hợp này ngậm trong miệng để làm ấm cổ họng, diệt khuẩn, tiêu đờm, giảm ho. Gừng và quế có mùi thơm đặc trưng tạo cảm giác thoải mái dễ chịu. Lưu ý gừng và quế đều rất nóng, bà bầu không nên ăn nhiều mà chỉ nên ngậm.
Chanh đào ngâm mật ong, đường phèn
Cách trị ho cho bà bầu bằng mật ong, chanh đào đường phèn đã quá quen thuộc. Chuẩn bị khoảng 0,5-1kg chanh đào rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo.
Chanh đã thật khô thì cắt chanh thành những lát mỏng hoặc bổ thành 4-8 miếng để cả hạt. Lưu ý dao thướt lúc thái chanh cũng phải khô, không được dính nước.
Đường phèn đệp nhỏ lót một lớp đầu tiên xuống đáy lọ thủy tinh để chuẩn bị đựng chanh, sau đó cho 1 lớp chanh 1 lớp đường phèn cứ như vậy cho tới khi đầy lọ. Sau cùng, đổ mật ong vào bình, lấy vỉ nén xuống. Chú ý phải đậy kín nắp bình. Chanh đào mật ong đường phèn ít nhất 2 tháng mới sử dụng được và có thể để lâu.
Mật ong lá hẹ
Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch thải nhỏ, cho vào bát, trộn đều với mật ong. Đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy cho tới khi các nguyên liệu nhuyễn đều. Chắt lấy nước cốt từ hỗn hợp và nuốt từ từ trong miệng. Đây là bài thuốc trị ho có đờm rất hiệu nghiệm.
Mật ong hấp tỏi
Đập nhỏ một củ tỏi cho vào bát thêm mật ong đem hấp cách thủy cho chín. SAu khoảng 20 phút lấy hỗn hợp ra để nguội bớt khi còn ấm ấm thì lấy ra ăn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần kết hợp thêm 2 thìa mật ong.
Tỏi ngâm mật ong
Chuẩn bị một hũ thủy tinh sạch bóc tỏ bỏ vào rồi đổ ngập mật ong, đậy kín nắp. Ngâm khoảng 1 tháng là bạn có thể dùng, vì tỏi có mùi rất hăng nên càng ngâm lâu càng dễ ăn. Mỗi lần bị ho bà bầu lấy ra 1 tép để ăn, mỗi ngày ăn 2 lần trong vài ngày sẽ thấy các triệu chứng ho giảm bớt.
Gừng và mật ong
Pha trà gừng mật ong bằng cách hòa mật ong vào nước ấm sau đó thêm vài lát gừng tươi. Nhâm nhi tách trà gừng mật ong sẽ có tác dụng làm ấm cổ họng, giảm đau họng, tiêu đờm, diệt khuẩn. Mỗi ngày uống 2 lần.
Một cách khác là làm gừng ngâm mật ong. Thái củ gừng thành sợi hoặc lát rồi mang ngâm trong mật ong với lượng vừa đủ. Sau ngâm 1 tuần có thể dùng được.
Cách dùng là lấy hỗn hợp này hòa với nước ấm thành trà gừng mật ong, có thể thêm mật ong bên ngoài để uống. Một tuần uống 3-4 lần giúp tăng sức đề kháng, ấm họng, tiêu đờm, giải cảm... Lưu ý gừng và mật ong đều rất nóng, bà bầu bị nóng trong nên hạn chế dùng gừng.