Ngắm cây sung có giá 10 tỷ, có xứng tầm hay đại gia "chém gió"?

Vũ Hạnh
Cây sung bonsai của một đại gia Hà Thành được ra giá 10 tỷ đồng khiến ai thấy cây cũng bất ngờ.

Thời gian vừa qua giới chơi cây cảnh vẫn còn chưa hết ngạc nhiên với một kiệt tác sung bonsai của một đại gia Hà Thành được ra giá 10 tỷ đồng. Cây sung này có tuổi đời khoảng 100 năm và được dày công tạo tác trong suốt 20 năm. Nhiều người khi nhìn thấy cây trầm trồ trước vẻ độc lạ, cổ thụ của cây sung cổ này bên cạnh đó không khỏi băn khoăn liệu cây có xứng tầm tiền "khủng" như vậy?

Cộng đồng mạng - Ngắm cây sung có giá 10 tỷ, có xứng tầm hay đại gia 'chém gió'?

Cận cảnh cây sung thân rất to.

Theo Nhà Báo & Công Luận, anh Đặng Phùng Hiệp (Long Biên), chủ nhân tác phẩm sung cảnh cho biết, cây cổ thụ có tuổi đời khoảng 100 năm và có nguồn gốc ở Long Biên.

Cây sung này được chủ nhân tạo tác trong thời gian dài và có tên “thành quả sung túc”. Lý giải về cái tên đặc biệt này chủ cây cho hay vì nhìn cây vững chãi như một bức tường thành và có ý nghĩa con người chăm chỉ lao động sẽ có thành quả, cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc, anh Hiệp cho biết thêm.

Xuất hiện tại triển lãm cây cảnh Long Biên, Hà Nội. Nhìn từ xa nhiều người bị cuốn hút bởi cây sung có thể "khủng" cao khoảng 2m, đường kính bệ rễ khoảng 3m. Gốc có nhiều rễ lớn nổi trên mặt đất và trên rễ lớn có nhiều rễ nhỏ, màu bệ rễ như đá đã hóa thạch đẹp mắt.

Theo những người chơi cây cảnh, tất cả bộ rễ sung cảnh đều bè dẹt điều đó chứng tỏ cây rất nhiều năm tuổi – dưới sự tác động của thiên nhiên nhiều năm cây mới có rễ bè dẹt như vậy.

Cộng đồng mạng - Ngắm cây sung có giá 10 tỷ, có xứng tầm hay đại gia 'chém gió'? (Hình 2).

Chủ nhân tác phẩm “Thành quả sung túc” chia sẻ, giá trị nghệ thuật là vô giá, giá trị kinh tế phải lên đến 10 tỷ đồng. Ai muôn sở hữu kiệt tác sung cảnh này phải thực sự yêu tác phẩm cũng như hiểu được sự vất vả tạo tác của người nghệ nhân trong 20 năm để tạo nên cây cảnh bonsai đẹp.

Vào mùa ra quả, quả sai từ gốc lên đến ngọn. Trên thân cây sung cảnh không những nhiều quả chín rất đẹp mà các vết sẹo đã múp (liền sẹo). Với cây sung bonsai 100 tuổi của đại gia Hà Thành chỉ có những người hữu duyên mới có cơ hội sở hữu.

Cộng đồng mạng - Ngắm cây sung có giá 10 tỷ, có xứng tầm hay đại gia 'chém gió'? (Hình 3).

Cây sung bonsai này được chủ nhân tạo tác tay cành rất đẹp mắt.

Thời gian qua những cây sung có thế dáng độc lạ được ngã giá đắt không còn gây bất ngờ đối với nhiều người chơi cây cảnh. Đặc biêt, ông Nguyễn Gia Thọ không còn là cái tên lạ lẫm trong giới chơi cây cảnh. Vị đại gia ngành nhựa nổi tiếng với bộ sưu tập “siêu’” cây cảnh trị giá lên tới hàng tỷ đồng, trong đó có nhiều cây thuộc dạng “hiếm có, khó tìm”.

Thông tin trên Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Văn Ngọ, 63 tuổi, Thạch Thất, Hà Nội nổi tiếng trong giới chơi cây cảnh Hà thành nhờ sở hữu vườn cây cảnh độc đáo lên tới hàng trăm cây, trong đó có nhiều loại cây thuộc vào hàng quý hiếm “có một không hai”. Trong khu vườn cây của ông Ngọ có đủ loại như sanh, sen đất, ngâu, tùng cho đến khế, ổi... Mỗi cây lại có một dáng, thế khác nhau. Đa phần các cây đều có tuổi đời lâu năm, được ông Ngọ lùng mua ở khắp mọi miền đất nước sau đó tự mình uốn thế, chỉnh sửa.

Cộng đồng mạng - Ngắm cây sung có giá 10 tỷ, có xứng tầm hay đại gia 'chém gió'? (Hình 4).

Cây sung cổ ra quả quanh năm, mọc sum suê thành từng chùm từ gốc đến ngọn.

Nổi bật giữa những cây cảnh đắt tiền có một cây sung có tuổi đời khoảng 70 năm, được ông Ngọ mua của một tay chơi sinh vật cảnh ở Hải Dương. Cây có dáng lão, cao khoảng 3m, từ ngọn vươn ra 5 cành nhánh trông khá đẹp mắt và ấn tượng. Cây ra quả quanh năm, mọc sum suê thành từng chùm từ gốc đến ngọn. Theo ông Ngọ cây được định giá vào khoảng 300 triệu đồng.

Thông tin trên TTXVN, ngày nay, cây sung được trồng trong bồn, chậu non bộ làm cảnh, rất được ưa chuộng. Người ta nhân giống bằng hạt (nhân hữu tính) hoặc bằng cách chiết cành, giâm cành (nhân vô tính). Thường nhân bằng hạt được thực hiện nhiều hơn vì tạo ra cây con khỏe hơn.

Theo quan niệm dân gian, sung là loại cây cảnh mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, tượng trưng cho sự sung mãn, tròn đầy. Vì vậy, nhà dù nghèo hay giàu Tết đến cũng có cành đào (hoặc mai) và một đĩa trái cây gồm xoài, dừa, đu đủ, mãng cầu và sung.

Trong đó chùm sung được coi là vật linh không thể thiếu. Trong nghệ thuật, cây cảnh, đặc biệt cây cảnh thế ở Hà Nội, sung được đứng đầu trong bộ tam đa: Phúc (sung), lộc (lộc vừng) và Thọ (vạn tuế).

Đặc biệt theo truyền thuyết Phật giáo, trái sung còn gọi là hoa Ưu đàm. Ưu đàm, tiếng Phạn gọi là Udambara, cây này sinh ra hoa ưu đàm, 3000 năm mới nở một lần nên gọi là Linh hoa thụy (hoa điềm linh). Khi hoa Ưu đàm xuất hiện thì sẽ có bậc Kim Luân Vương xuất hiện hoặc điềm lành sẽ đến. Kinh Pháp hoa có nhắc lại lời Phật: “Thật khó mà gặp hoa ưu đàm.”

Trúc Chi (t/h)