Ngẫm lời dạy đắt giá của Đức Phật để 'sống khỏe, sống hạnh phúc trong từng hơi thở'

Admin
Thầy Thích Nhất Hạnh từng nói: Khi chúng ta ngừng tham lam, khi đó mới khám phá ra rằng mình đã có mọi thứ cần thiết để hạnh phúc.
“Tâm trí con người luôn tìm kiếm của cải và không bao giờ cảm thấy thỏa mãn. Điều này khiến chúng ta làm ra những hành động không tinh khiết. Tuy nhiên, Bồ Tát đã dạy, luôn luôn nhớ nguyên tắc: ít ham muốn. Họ sống một cuộc sống đơn giản trong hòa bình để bước trên con đường tu hành và coi việc thực hiện sự hiểu biết hoàn hảo là sự nghiệp duy nhất của họ” - trích Kinh điển về tám chứng ngộ của các sinh mệnh vĩ đại.
 

Ngừng tham lam để hạnh phúc

 
Đức Phật nói rằng, tham ái giống như cầm một ngọn đuốc chống gió, sẽ bị ngọn lửa thiêu rụi. Khi ai đó khát nước và uống nước mặn; anh ta càng uống nhiều, anh ta càng khát. Chẳng hạn như, nếu chúng ta chạy theo tiền, chúng ta nghĩ chỉ cần có một số tiền nhất định nào đó sẽ khiến mình hạnh phúc. Nhưng một khi chúng ta có đủ số tiền đó, nó lại thành không đủ và muốn càng nhiều hơn. Có những người có rất nhiều tiền, nhưng họ không vui chút nào. Đức Phật nói rằng, đối tượng tham ái của chúng ta giống như một cục xương không có thịt. Một con chó có thể nhai ngoạm khúc xương đó đó và không bao giờ cảm thấy hài lòng.
 
Tất cả chúng ta đều trải qua những khoảnh khắc cô đơn, buồn, trống rỗng, thất vọng hoặc sợ hãi. Chúng ta lấp đầy cảm xúc của mình bằng cách xem một bộ phim hay ăn một chiếc bánh sandwich. Chúng ta mua những thứ để kìm nén nỗi đau, tuyệt vọng, giận dữ và trầm cảm; rồi tìm cách để tiêu thụ với hy vọng nó sẽ xóa sạch cảm xúc. Ngay cả một chương trình truyền hình không thú vị, chúng ta vẫn xem nó vì nghĩ rằng bất cứ điều gì tốt hơn là trải nghiệm sự bất ổn, bệnh tật. Chúng ta đã đánh mất thực tế rằng, bản thân đã có tất cả các điều kiện cần thiết cho hạnh phúc của chính mình.
 
Ngẫm lời dạy đắt giá của Đức Phật để
Đức Phật nói rằng, tham ái giống như cầm một ngọn đuốc chống gió, sẽ bị ngọn lửa thiêu rụi. 
 
Mỗi người đều có ý tưởng riêng về hạnh phúc. Cũng vì ý tưởng này mà chúng ta chạy theo những đồ vật mình mong muốn. Chúng ta hy sinh thời gian, và ở một mức độ nhất định nó đã phá hủy cơ thể và tâm trí của chúng ta. Theo Đức Phật, hạnh phúc thật đơn giản nếu mỗi người khi bước về nhà, chúng ta nhận ra rằng mình đã có quá đủ để hạnh phúc ngay tại đây và ngay bây giờ. Tất cả những điều kỳ diệu của cuộc sống là ở bản thân và xung quanh mỗi người. Nhận thức này có thể giúp chúng ta giải phóng sự thèm muốn, tức giận và sợ hãi.
 
Chúng ta càng tiêu thụ nhiều càng mang nhiều "độc tố" nuôi dưỡng sự thèm muốn, tức giận và thiếu hiểu biết. Chúng ta cần làm hai điều để trở về nhận thức chánh niệm. Đầu tiên, nhìn sâu vào "chất dinh dưỡng" đang nuôi dưỡng sự thèm muốn của mình, kiểm tra nguồn gốc. Không có động vật hoặc thực vật nào có thể tồn tại mà không có thức ăn. Sự khao khát của chúng ta - dù là tình yêu hay đau khổ - cũng cần thức ăn để tồn tại. Nếu sự khao khát không chịu biến mất, thì đó là vì chúng ta tiếp tục cho nó ăn hàng ngày. Một khi xác định được những gì nuôi dưỡng sự thèm muốn của mình, chúng ta có thể cắt nguồn dinh dưỡng này và sự thèm ăn sẽ dần khô héo.
 
Thực hành thứ hai là tiêu dùng chánh niệm. Khi kết thúc việc tiêu thụ những thứ nuôi dưỡng sự thèm muốn, thiếu hiểu biết và nhận thức sai lầm của mình, chúng ta có thể được nuôi dưỡng bởi nhiều điều tuyệt vời xung quanh. Hiểu biết và từ bi được sinh ra. Niềm vui trong giây phút hiện tại trở thành có thể. Chúng ta có cơ hội để biến đổi đau khổ của chính mình thành điều tốt đẹp hơn.
 

Bốn "chất dinh dưỡng" để sống khỏe, sống hạnh phúc

 
Đức Phật đã nói về bốn loại chất dinh dưỡng, bốn “loại thực phẩm” mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Hạnh phúc và đau khổ của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào việc những thứ chúng ta tiêu thụ là lành mạnh hay bất thiện.
 
Ngẫm lời dạy đắt giá của Đức Phật để
Chúng ta có cơ hội để biến đổi đau khổ của chính mình thành điều tốt đẹp hơn.
 

Chất dinh dưỡng đầu tiên: Thực phẩm có thể ăn được

 
Đó là tất cả những gì chúng ta có thể bỏ vào miệng và nhai, nuốt hoặc uống. Hầu hết mỗi người theo bản năng đều biết thực phẩm nào tốt cho sức khỏe, nhưng thường không nghĩ về nó. Trước khi ăn, có thể nhìn vào thức ăn trên bàn và hít vào thở ra để xem, liệu chúng ta đang ăn thức ăn khiến bản thân khỏe mạnh hay bệnh tật. Khi vắng nhà, dù đang ăn một bữa ăn nhẹ khi đang di chuyển, ăn tối tại một sự kiện hay ăn vặt trong khi làm việc, chúng ta có thể tạm dừng và quyết định chỉ ăn những thực phẩm bổ dưỡng nhất. Đây là ăn uống chánh niệm.
 
Ăn uống chánh niệm có thể bắt đầu với mua sắm chánh niệm. Khi đi mua sắm hàng tạp hóa, chúng ta có thể chọn việc chỉ mua thực phẩm nuôi sống hạnh phúc của mình; có thể sử dụng việc nấu thức ăn này như một dịp để thực tập chánh niệm. Trên bàn, mọi người có thể im lặng một lát; tập hít vào thở ra và cảm ơn về thức ăn lành mạnh trước mặt.
 

Chất dinh dưỡng thứ hai: Ấn tượng giác quan

 
Ấn tượng giác quan là những gì chúng ta "tiêu thụ" bằng mắt, tai, mũi, cơ thể và tâm trí. Các chương trình truyền hình, sách, phim ảnh, âm nhạc và chủ đề của cuộc trò chuyện là tất cả các mục tiêu thụ. Chúng có thể thuộc về hai mục: khỏe mạnh hoặc độc hại. Khi chúng ta nói chuyện với một người bạn tốt hoặc lắng nghe một bài pháp thoại, những hạt giống của lòng từ bi, hiểu biết và tha thứ được tưới trong cơ thể và dần được nuôi dưỡng. Tuy nhiên, một quảng cáo hoặc bộ phim có thể chạm đến hạt giống của sự thèm muốn trong mỗi người, khiến họ mất đi sự bình yên và niềm vui.
 
Ngẫm lời dạy đắt giá của Đức Phật để
Mỗi người đều có một khát khao sâu sắc và được nuôi dưỡng bởi mong muốn đó.
 
Khi chúng ta lái xe qua thành phố, chúng ta cũng đang trong quá trình tiêu thụ dù muốn hay không. Chúng ta bị tấn công 24/ngày bởi những ấn tượng giác quan trên bảng quảng cáo, trên đài phát thanh và tất cả những gì xung quanh. Không có chánh niệm, chúng ta dễ bị tổn thương. Với chánh niệm, chúng ta có thể nhận thức được những gì mình đang thấy, nghe, ngửi và chạm vào. Nhận thức chánh niệm có thể giúp chúng ta thay đổi trọng tâm của sự chú ý và được nuôi dưỡng bởi những điều tích cực xung quanh. Bầu trời trong xanh, tiếng chim, sự hiện diện của một người bạn, tất cả những điều này nuôi sống lòng trắc ẩn và niềm vui của mỗi người.
 

Chất dinh dưỡng thứ ba: Mong muốn

 
Loại dinh dưỡng thứ ba chính là ý chí, cũng được gọi là khát vọng hoặc ham muốn. Mỗi người đều có một khát khao sâu sắc và được nuôi dưỡng bởi mong muốn đó. Không có ham muốn, chúng ra không có năng lượng để sống. Mong muốn sâu sắc nhất có thể là lành mạnh hoặc bất thiện. Giống như Siddhartha (trong tác phẩm cùng tên) rời khỏi cung điện để đi theo một con đường tâm linh, anh mong muốn được thực hành và trở nên giác ngộ để giúp mọi người bớt đau khổ. Mong muốn đó thật tuyệt vời, vì nó đã cho anh năng lượng để luyện tập, vượt qua khó khăn và thành công. Thế nhưng, mong muốn trừng phạt người khác để có được sự giàu có hoặc thành công bằng sự trả giá của người khác, là một mong muốn bất thiện mang lại đau khổ cho mọi người.
 
Mỗi người trong chúng ta có thể nhìn thật sâu để nhận ra mong muốn sâu sắc nhất của mình, để xem liệu nó có lành mạnh hay không. Mong muốn giúp chống ô nhiễm và bảo tồn hành tinh của chúng ta là một điều tuyệt vời. Nhưng sự khao khát tiền bạc, quyền lực, tình dục, danh tiếng hay trừng phạt người khác đôi khi cũng mạnh mẽ không kém. Loại ham muốn đó kéo chúng ta theo hướng chết. Nếu chúng ta thấy loại ý chí này trỗi dậy trong lòng, hãy dừng lại và nhìn nhận thật sâu sắc. Điều gì đằng sau mong muốn này? Có cảm giác buồn bã hay cô đơn mà mình đang cố che đậy hay không?
 

Chất dinh dưỡng thứ tư: Ý thức

 
Ý thức ở đây có nghĩa là ý thức tập thể. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi cách suy nghĩ và quan điểm của người khác theo nhiều cách. Ý thức cá nhân được tạo nên từ ý thức tập thể và ý thức tập thể cũng được tạo nên từ ý thức cá nhân.
 
Chính ý thức tập thể quyết định cách chúng ta sống trên thế giới. Nếu chúng ta quan tâm và sống trong một môi trường mọi người xung quanh đều giận dữ, bạo lực hoặc tàn nhẫn, thì sớm muộn chúng ta cũng sẽ trở nên giống họ. Ngay cả khi chúng ta có ý định từ bi và tử tế vẫn bị ảnh hưởng bởi ý thức tập thể. Nếu mọi người xung quanh đang tiêu thụ những thứ vật chất và từ bỏ tham ái, thì việc duy trì nhận thức chánh niệm của chúng ta sẽ khó khăn hơn. Điều này đặc biệt đúng với trẻ em. Khi đặt con nhỏ vào một môi trường nào đó, chúng có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường đó giống như việc chúng ta nuôi dạy con cái.
 
Hầu hết chúng ta không sống trong một môi trường nơi mọi người luôn bình yên, nhân ái và cởi mở. Nhưng chúng ta có thể lưu tâm đến việc tạo ra một cộng đồng xung quanh, thúc đẩy những phẩm chất này. Ngay cả khi đó chỉ là ngôi nhà hay một cộng đồng nhỏ, chúng ta vẫn cần bao quanh mình với những người từ bi.
 
Đức Phật nói: “Hãy biết cách nhìn sâu vào bản chất của sự khao khát và xác định nguồn dinh dưỡng đã mang nó đến cho bạn, bạn đã ở giai đoạn đầu của sự biến đổi và chữa lành”.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/08/29/BÀI HỌC CỦA ANH HAI - Phim Hoạt Hình Quà Tặng Cuộc Sống - Truyện Cổ Tích Hay Nhất - Phim Hay_29082019221848.mp4[/presscloud]
BÀI HỌC CỦA ANH HAI. Phim Hoạt Hình Quà Tặng Cuộc Sống
 
 
Thùy Nguyễn (Theo Lionsroar)