Những điều thí sinh nên biết khi đăng ký nguyện vọng đại học

Học ngành nào để phù hợp với năng lực, sở thích và đam mê mà vẫn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở là câu hỏi khiến nhiều sĩ tử băn khoăn khi đặt bút đăng ký nguyện vọng.

Tìm được ngành học lý tưởng, ngôi trường phù hợp để gắn bó quãng đời sinh viên đang là vấn đề nan giải với rất nhiều sĩ tử trong giai đoạn “nước rút” chuẩn bị đăng ký nguyện vọng.

Yêu thích ngành du lịch, mơ ước làm hướng dẫn viên, Huỳnh Phương Anh (Biên Hòa, Đồng Nai) có nguyện vọng học ngành Quản trị lữ hành. Trong khi đó, hướng con gái đến sự ổn định, bố mẹ Phương Anh muốn cô theo đuổi ngành Sư phạm.

“Em thích ngành Quản trị lữ hành và muốn học ngành này để bản thân cởi mở, giao tiếp tốt hơn. Bố mẹ em thì thích con gái ổn định, không muốn con gắn bó với công việc phải thường xuyên đi đây đó nên em khá băn khoăn lúc này”, Phương Anh chia sẻ.

UEF tuyen sinh anh 1

Việc chọn ngành, trường mang đến nhiều áp lực cho các thí sinh.

Việc chọn ngành, chọn trường vì thế đặt ra nhiều câu hỏi hơn cho các sĩ tử ngoài vấn đề phù hợp. Theo đó, các bạn cần lựa chọn ngành đúng với năng lực bản thân, xã hội có nhu cầu cao, môi trường trường học mang đến nhiều kỹ năng và hàng loạt cơ hội phát triển học thuật.

Xác định đúng ước mơ của bản thân thay vì chạy theo ý muốn gia đình

Tương tự trường hợp của Phương Anh là Nguyễn Lê Phúc Trọng (TP Thủ Đức), nam sinh mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin, cụ thể là phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, gia đình lại muốn Phúc Trọng học kinh doanh để nối nghiệp bố. Nam sinh đang phải đứng ở thế lưỡng nan giữa mong muốn chiều ý bố mẹ và sở thích cá nhân.

“Em vẫn chưa biết mình sẽ chọn ngành nào, kỳ vọng bố mẹ đặt lên em rất nhiều, kinh doanh của gia đình cũng có sẵn nên sau này em sẽ không vất vả kiếm việc. Nhưng lập trình là sở thích của em và em muốn sống bằng nghề này”, Phúc Trọng bày tỏ trăn trở.

Nhiều chuyên gia nhận định việc lắng nghe theo ý kiến của bố mẹ là cần thiết bởi đây là những người có kinh nghiệm, tuy nhiên chỉ vậy thôi là chưa đủ. Việc định hướng của gia đình cần kết hợp với tính cách, năng lực và đam mê của con cái để các bạn tìm được ngành nghề lý tưởng.

Các sĩ tử cần xác định chắc chắn nhu cầu xã hội, bản thân phù hợp với những công việc gì, không chọn việc chỉ vì bố mẹ thúc ép. Mặt khác, các bạn cũng cần suy xét đến sự phù hợp giữa tính cách cá nhân và tính chất công việc trong tương lai. Điển hình, bạn rất khó theo đuổi nghề sư phạm khi bạn không có lòng yêu nghề và năng lực sư phạm.

UEF tuyen sinh anh 2

Những buổi tư vấn tuyển sinh cùng sự hỗ trợ của các thầy cô sẽ giúp các thí sinh hiểu rõ hơn ngành học mình theo đuổi.

Sau khi đã xác định chắc chắn ngành học, các bạn cần chia sẻ thẳng thắn với gia đình để thuyết phục và tìm kiếm sự ủng hộ từ phía bố mẹ. Sự hỗ trợ từ phía gia đình sẽ giúp sĩ tử tháo gỡ được nhiều áp lực thi cử.

Môi trường học tạo điều kiện phát triển kỹ năng mềm

Môi trường đại học không chỉ cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc tương lai, cải thiện cơ hội việc làm mà còn mang đến cho mỗi cá nhân những kỹ năng mềm cần thiết để phát triển mạnh ở môi trường làm việc.

Vì thế, với mỗi ngành học, các bạn cần lựa chọn chính xác môi trường có thể mang đến nhiều cơ hội trải nghiệm, nâng cao kỹ năng mềm, nhất là với nhóm ngành thường gắn liền với tính “hướng ngoại” nhiều như báo chí, truyền thông, ngoại giao, kinh doanh...

Nhiều chuyên gia giáo dục đánh giá đại học không chỉ là nơi trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn là chặng "chuyển tiếp" để sinh viên xây dựng kỹ năng nghề nghiệp và cả kỹ năng thực hành xã hội, tự tin trong thế giới nghề nghiệp tương lai.

Bên cạnh các sân chơi ngoại khóa, môi trường đại học giúp sinh viên phát triển hết mọi ưu thế và trang bị những kỹ năng từ nghề nghiệp đến kỹ năng mềm được xem là lựa chọn lý tưởng để các bạn gắn bó trong suốt 4 năm ngồi ghế giảng đường.

Đơn cử, ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) là một trong những trường đại học tiên phong kiến tạo môi trường "đa trải nghiệm", khơi gợi tinh thần học hỏi và hoàn thiện bản thân cho sinh viên.

Chương trình giáo dục kỹ năng toàn diện của trường lồng ghép khéo léo, linh hoạt vào chương trình học chính khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp sinh viên phát triển, tự tin làm chủ nghề nghiệp trong môi trường hội nhập, đa văn hóa.

Sau khi suy xét các vấn đề phù hợp ngành học, xác định ngôi trường sẽ gắn bó cũng là việc mà các sĩ tử cần cân nhắc kỹ càng để mang đến lựa chọn tốt nhất.

Ngành học mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu và việc làm

Trong thời buổi công nghệ và hội nhập là xu hướng tất yếu, điều mà mỗi cá nhân cần trang bị cho tương lai là kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp hiệu quả sau khi tốt nghiệp, sự tự tin hòa nhập vào thị trường lao động toàn cầu.

Vì thế, môi trường học với nhiều cơ hội du học, trao đổi hay mang đến trải nghiệm "đa văn hóa" ngay từ trên giảng đường sẽ tạo lợi thế đáng kể cho sinh viên. Với những bạn có định hướng du học hoặc theo đuổi các ngành nghề về giao lưu quốc tế, có thể cân nhắc lựa chọn những ngôi trường mang đến nhiều cơ hội về nghiên cứu, du học...

UEF tuyen sinh anh 3

Môi trường học tập năng động sẽ mang đến nhiều cơ hội, lợi thế cho sinh viên.

Tại UEF, nhà trường thường niên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, học thuật quốc tế tích cực, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận môi trường giáo dục đa văn hóa, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, trải nghiệm hành trình đầy sắc màu.

Với các sĩ tử, khi ngày xét nguyện vọng càng gần kề, việc xác định ngành học trường học càng sớm sẽ giúp các bạn giảm bớt áp lực, thuận lợi tập trung ôn luyện. Mặt khác, nếu đã tìm được trường và ngành học muốn theo đuổi, các thí sinh cũng có thể cân nhắc sớm phương thức xét tuyển để tìm kiếm lợi thế cho bản thân.

Hiện nay, xét tuyển học bạ là phương thức có tỷ lệ thí sinh nhập học nhiều thứ 2, chỉ sau xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đây được xem là phương thức tối ưu ở thời điểm hiện tại giúp các thí sinh giảm bớt áp lực thi cử, nắm bắt thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành học, trường học phù hợp.

Năm 2023, UEF dự kiến dành 70% chỉ tiêu xét học bạ, gồm xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn (30%) và xét học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (40%). Điểm trung bình xét tuyển cả 2 phương thức là 18 điểm cho tất cả ngành đào tạo.

Nếu đã cân nhắc và tìm ra lời giải cho mọi vấn đề, các sĩ tử có thể nhanh tay nắm bắt cơ hội vào đại học chắc chắn hơn với việc xét tuyển học bạ từ sớm. Cách này vừa đảm bảo cho sĩ tử khả năng trúng tuyển cao, lại giúp giảm bớt áp lực thi cử khi ngày tốt nghiệp đang cận kề.