Cú hích văn hóa
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết tại một diễn đàn kinh doanh vào tháng trước rằng tầm ảnh hưởng của Taylor Swift lớn đến mức Singapore đã chi gần 3 triệu USD cho mỗi buổi diễn để ký một thỏa thuận độc quyền với nữ ca sĩ cho chặng Đông Nam Á trong Eras Tour của cô.
Chính quyền Singapore cho biết cơ quan du lịch của họ đã giải ngân một khoản tài trợ để hỗ trợ sự kiện của Swift nhưng từ chối bình luận về chi tiết cụ thể của thỏa thuận với Business Insider, với lý do bảo mật kinh doanh. Edwin Tong, Bộ trưởng Văn hóa Singapore, nói với hãng tin địa phương Mothership hôm thứ rằng số tiền tài trợ được đưa ra “không phải là những gì đang được suy đoán trên mạng”.
Bộ trưởng Văn hóa Singapore cho biết : “Eras Tour có khả năng tạo ra lợi ích đáng kể cho nền kinh tế Singapore, đặc biệt là các hoạt động du lịch như khách sạn, bán lẻ, lữ hành và ăn uống, như đã xảy ra ở các thành phố khác mà Taylor Swift đã biểu diễn”.
Taylor Swift dự kiến biểu diễn 6 đêm tại Singapore từ ngày 2 đến ngày 9/3. Hơn 300.000 vé đã được bán ra.
Các chuyên gia du lịch cho biết các buổi hòa nhạc lớn như của Swift giúp xây dựng vị thế của Singapore như một nơi thú vị để tham quan thay vì chỉ là nơi để kinh doanh và tổ chức các sự kiện thương mại.
Yun Liu, chuyên gia kinh tế của HSBC, viết trong một báo cáo hồi tháng 2: “Nhạc sống từ một số tên tuổi lớn nhất trong ngành đánh dấu một sự thay đổi nhỏ về sức hấp dẫn của Singapore như một điểm đến du lịch”.
Bộ trưởng văn hóa Singapore, nói với Mothership rằng thành phố này đang xem xét những những buổi hòa nhạc đó đem đến những gì ngoài kinh tế.
Tong nói với cơ quan này: “Chúng tôi xem xét vấn đề này từ góc độ xây dựng Singapore thành một trung tâm văn hóa có giá trị chiến lược mạnh mẽ đối với chúng tôi”.
Kevin Cheong, đối tác quản lý của Syntegrate, một công ty tư vấn về phát triển điểm đến và du lịch, nói với BI: “Những buổi hòa nhạc như vậy giúp chúng tôi được ghi nhớ trong tâm trí khách du lịch và định vị chúng tôi là một điểm đến sang trọng xứng đáng với mức giá cao cấp”.
Bệ phóng du lịch tiêu dùng
Bất cứ nơi nào chuyến lưu diễn của Swift đi đến, chi tiêu liên quan đến du lịch đều tăng theo sau, được gọi là "Swiftonomics" (nền kinh tế Taylor Swift). Điều đó bao gồm từ vé máy bay và chỗ ở đến thực phẩm và đồ uống, cũng như các lĩnh vực bán lẻ thích hợp như bán vòng tay tình bạn .
Singapore cũng không ngoại lệ.
Các nhà kinh tế ước tính rằng buổi hòa nhạc của Swift tại Singapore có thể đóng góp tới 500 triệu đô Singapore, tương đương 372 triệu USD, vào doanh thu từ khách du lịch.
David Mann, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Mastercard, nói với BI rằng vì Singapore là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và có đồng tiền mạnh, nên khó có khả năng khách du lịch từ những nơi có đồng tiền yếu hơn sẽ vung tiền mua sắm tại quốc gia này. .
Việc chi tiêu cho trải nghiệm lại là một câu chuyện khác - và nó càng tăng cao vì Singapore là điểm dừng duy nhất của Swift ở Đông Nam Á.
Mann cho biết những người có tiền để mua vé máy bay, vé xem buổi hòa nhạc của Swift và khách sạn có khả năng sẽ tiếp tục chi tiêu ở các điểm du lịch khác.
Vì Chính phủ Singapore thu thuế 9% đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ nên chi tiêu của khách du lịch cũng được đưa vào kho bạc quốc gia.
“Nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái,” Cheong nói.
Nhà kinh tế học Nomura Si Ying Toh đã viết trong một ghi chú vào tháng 2 rằng Swift và ban nhạc Coldplay của Anh – hai nghệ sĩ biểu diễn lớn đầu tiên của năm 2024 tại Singapore – có khả năng đóng góp 0,25 % vào GDP quý đầu tiên của đất nước.
Taylor Swift có là hiện tượng nhất thời?
Cheong cho biết việc mời độc quyền Taylor Swift đến biểu diễn là một động thái ngắn hạn thông minh của chính phủ Singapore: "Bạn cần kinh doanh ngay bây giờ để giúp thanh toán các hóa đơn và đưa chúng tôi lên bản đồ thế giới"
Những người "hàng xóm" của thành phố giàu có đang chú ý đến điều này và không phải tất cả họ đều hài lòng về điều đó. Nhiều nước "phẫn nộ" khi biết Singapore "đã chi một khoản tài trợ" để thuyết phục Taylor Swift.
Joey Salceda, thành viên của Hạ viện Philippines, nói: "Động thái độc quyền cho sự xuất hiện của Swift tại thành phố này của Singapore được thực hiện "gây bất lợi cho các quốc gia láng giềng, vốn không thể thu hút khán giả nước ngoài đến xem buổi hòa nhạc của họ và người hâm mộ của họ phải đến Singapore". Salceda chỉ ra điều đáng chú ý trong thỏa thuận này là khiến Taylor Swift chấp thuận "không tổ chức thêm đêm nhạc ở bất kỳ nơi nào khác trong khu vực".
Thủ tướng Thái Lan Sretha bày tỏ không hài lòng về việc Singapore thu hút khách du lịch từ các nước láng giềng nhờ hiện tượng Taylor Swift và cho rằng lẽ ra nước này cần chi mạnh tay để mời nữ nghệ sĩ đến lưu diễn.
Tờ Bangkok Post dẫn lời Srettha nói: “Nếu tôi biết điều này, tôi đã mang buổi biểu diễn đến Thái Lan”, đề cập đến khoản tài trợ của Singapore cho buổi hòa nhạc của Swift.
Bộ trưởng du lịch Sandiaga Salahuddin Uno nói với Bloomberg TV vào tháng trước rằng nước này cần "Swiftonomics" cho du lịch và đang xem xét nhiều ưu đãi hơn cho các sự kiện lớn như buổi hòa nhạc.
Tuy nhiên, Cheong cho biết các khoản tài trợ lớn không thể là giải pháp lâu dài của Singapore để thúc đẩy du lịch.
“Đó là một bước đi khôn ngoan nhưng liệu nó có bền vững không?” Cheong hỏi và nói rằng ông nghĩ Singapore đang thu hút các buổi hòa nhạc lớn như một sự thúc đẩy ngắn hạn trước khi các khoản đầu tư lớn – chẳng hạn như khu nghỉ dưỡng sinh thái và tòa tháp mới cho khách sạn Marina Bay Sands mang tính biểu tượng – được hoàn thành.
Cheong cho biết biện pháp dài hạn, bền vững hơn là làm cho Singapore trở nên hấp dẫn đến mức khách du lịch và nghệ sĩ sẽ đến tham dự các sự kiện có giá vé lớn của họ ngay cả khi không có trợ cấp.
Ông nói thêm: “Nó phải hấp dẫn như Las Vegas, nơi những người biểu diễn chắc chắn sẽ dừng chân”.
Nguồn: Business Insider