Lá bỏng: Không chỉ chữa bỏng hiệu quả mà còn trăm nghìn công dụng khác

Cây bỏng thường được nhân dân ta trồng để làm cảnh và hái lá chữa bệnh. Trong Đông y, lá bỏng có vị chua, chát, tính mát, chủ trị các chứng bỏng do nhiệt, bầm tím da, đau đầu, bệnh trĩ, mụn nhọt, chốc lở.
Từ lâu, cây bỏng là một trong những cây thuốc quý được nhân dân ta sử dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh thường gặp. Là một loài cây quen thuộc với hầu hết mọi người nhưng những tác dụng kì diệu của nó thì không phải ai cũng biết hết.
 
Cây thuốc bỏng còn có các tên khác như cây sống đời, diệp sinh căn, lạc địa sinh căn (rơi xuống đất sinh rễ). Là loài cây bản địa của Madagascar, hiện nay được trồng và mọc tự nhiên tại nhiều vùng thuộc Châu Á trong đó có Việt Nam. Cây mọng nước, phiến lá khá dày chứa nhiều nước, lá mọc đối xứng 2 bên, lá nguyên hoặc xẻ ba thùy, phiến lá màu xanh. Thân cây hình tròn, nhẵn, có đốm tía, có chiều cao trong bình 30-50cm. Cây sinh sản bằng lá, từ nách của các khía ngoài của mép lá có thể mọc ra các cây con.
 
Cây thuốc bỏng ra hoa từ dịp Tết Nguyên đán đến khoảng tháng 5, hoa có màu hồng, màu đỏ hay màu vàng, hoa mọc thành chùm rất bền và đẹp nên hiện nay ở Việt Nam, cây thuốc bỏng thường được trồng để làm cảnh. Cây thuốc bỏng có vị nhạt, chua nhẹ, hơi chát, tính mát. Lá bỏng không chứa độc. Theo Đông y, cây lá bỏng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau hiệu quả, tiêu độc, hoạt huyết, giúp vết thương nhanh lên da non…. Tác dụng của cây lá bỏng đặc trưng nhất chính là trị bỏng đúng như tên gọi của nó. Dùng để chữa các chứng bỏng do nước sôi hoặc do lửa. Bên cạnh đó cây lá bỏng còn được sử dụng điều trị bệnh sỏi thận, cao huyết áp, bệnh gút, những bệnh ngoài da, có khả năng giảm đau, giảm sốt, giảm ho và điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ.
 
Tac-dung-cua-cay-thuoc-bong
 
Là loài thực vật mọng nước, trong lá và thân cây thuốc bỏng có có 3 nhóm hoạt chất chính: Các acid hữu cơ như malic, xitic, fumaric, pyruvic, oxalo acetic, oxalic, lactic… Các hợp chất phenolic gồm Axit  p.cumaric, syringic, cafeic, phydroxybenzoic. Các glycozit flavonoic như Glycozit A, glycozit B và quexetin glycozit C là kampfearol 3 -glycozit.
 

Một số bài thuốc từ cây thuốc bỏng

 
Chữa bỏng do nhiệt, trị chấn thương do tai nạn, té ngã, bầm máu: Lấy 1 nắm lá cây thuốc bỏng rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng để khử khuẩn. Sau đó giã nát, đắp trực tiếp vào vết đau trên da.
 
Giảm ho, viêm họng: Hái 3 đến 4 lá sống đời rồi rửa sạch, ngâm với muối loãng , sau đó nhai sống cùng 1 chút muối, từ từ nuốt cả nước lẫn bã sao cho các chất trong lá bỏng thấm vào cổ họng, mỗi ngày 4 hoặc 5 lần.
 
Chữa mất ngủ (người lớn, trẻ em): Hái lá cây thuốc bỏng rửa sạch, ngâm nước muối. Đối với người lớn dùng lá đã rửa sạch nhai sông, ngậm  rồi nuốt cả nước và bã. Đối với trẻ em, dùng lá giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống, sử dụng liên tục 5-7 ngày sẽ có được giấc ngủ ngon.
 
Chữa viêm xoang mũi: Lá cây thuốc bỏng rửa sạch rồi nhét vào vào lỗ mũi hoặc giã nát lá thuốc bỏng chắt lấy nước nhỏ vào mũi. Sử dụng 4 – 5 lần trong ngày. Trường hợp bị viêm cả hai bên lỗ mũi thì chia ra mỗi lần nhét lá cây thuốc bỏng vào một bên.
 
Chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp: Lấy 3-5 lá thuốc bỏng có bản rộng rửa sạch, để ráo nước, hơ lá bỏng trên bếp cho đến khi lá mềm và nóng. Sau đó, đắp vào khu vực bị đau nhức. Khi lá bỏng nguội, tiếp tục lấy lá mới hơ nóng và đắp lên da. Thực hiện mỗi ngày 2-3  lần, mỗi lần 10 – 15 phút để xoa dịu cơn đau, Không đắp lên da khi hơ lá cây thuốc bỏng quá nóng để tránh bị bỏng da.

Tac-dung-cua-cay-thuoc-bong
 
Trị viêm loét dạ dày, viêm nhiễm đường ruột: Lấy 1 nắm lá cây thuốc bỏng  rửa sạch , đem vò nát. Sắc lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày.
 
Chữa say rượu, giải rượu: Lấy 1 nắm lá cây thuốc bỏng( nam lấy 7 lá, nữ lấy 9 lá) rửa sạch, khử khuẩn. Cho người say rượu ăn hết chỗ lá bỏng trên, sau khoảng 10- 15  phút sẽ thấy người tỉnh táo hơn.
 
Chữa cao huyết áp, đau đầu: Lấy 1 nắm  lá cây thuốc bỏng sắc lấy nước, sử dụng nước sắc  uống mỗi ngày 2 lần
 
Chữa táo bón, nóng sốt ở trẻ em: Dùng lá cây thuốc bỏng nấu nước lấy nước cho trẻ uống. Chia 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối.
 
Chữa bệnh kiết lỵ: Lá bỏng ( 40g), cỏ seo gà và lá mơ lông ( mỗi vị 20g ), cam thảo đất ( 16g). Tất cả các vị trên đem rửa sạch, nấu nước uống thay trà trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang. Sau 3-5  ngày sẽ thấy hiệu quả.
 
Chữa mụn nhọt, chốc lở: Lá bỏng (30g), lá táo (20g), lá đại (15g). Rửa sạch các loại lá trên và ngâm trong nước muối. Giã nát và đắp vào nốt mụn. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần. Chỉ áp dụng cách này khi nốt mụn chưa có mủ.
 
Chữa viêm đại tràng: Lấy 21 cái lá bỏng rửa sạch, khử khuẩn. Chia số lá bỏng đã chuẩn bị làm 3 lần ăn trong ngày( mỗi lần ăn 7 lá) . Sử dụng kiên trì sẽ thấy có hiệu quả. Trẻ em  từ 5 – 10 tuổi dùng liều bằng khoảng nửa người lớn.
 
Chữa đau mắt đỏ: Buổi tối , lấy 2-3 lá cây thuốc bỏng rửa sạch, khử khuẩn, giã nát lá bỏng chắt lấy phần nước để uống. Phần bã cho vào một miếng vải gạc y tế đắp vào mắt. Sáng hôm sau mới tháo ra và rửa lại mắt bằng nước muối sinh lý.
 
Chữa sốt xuất huyết: Lấy 1 nắm lá cây thuốc bỏng nấu lấy nước uống.Trong ngày đầu bị sốt uống 3 -4 lần/ngày, mỗi lần 100ml.Từ ngày thứ 2 trở đi uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 50 -60ml.
 
Chữa bệnh viêm tai giữa cấp tính: Lấy 1 vài  lá cây thuốc bỏng rửa sạch, ngâm bằng nước muối, giã nát rồi chắt lấy nước. Dùng nước chắt được nhỏ vào tai. Sử dụng 2-3  lần/ ngày.
 
Chữa xơ gan cổ trướng và các loại viêm gan: lấy 1 nắm lá cây thuốc bỏng vào buổi sáng( tốt nhất là lấy lá cây thuốc bỏng sống trong bóng râm) rửa sạch, đem sắc lấy nước để uống. Mỗi ngày uống  3 lần, mỗi lần 100ml, dùng  liên tục và kiên trì.

Tac-dung-cua-cay-thuoc-bong
 
Chữa hôi nách: Lấy nắm lá cây thuốc bỏng rửa sạch, khử khuẩn, giã nát, chắt lấy nước để uống còn phần bã dùng để xoa vào vùng nách. Mỗi ngày dùng 1-2 lần, dùng liên tục 5-7 ngày sẽ có hiệu quả.
 
Chữa mồ hôi trộm ở trẻ: Lấy nắm lá cây thuốc bỏng rửa sạch. Có thể giã nát chắt lấy nước cho trẻ uống hoặc nấu lấy nước cho trẻ uống đều có tác dụng giảm chứng mồ hôi trộm ở trẻ. Ngoài ra chiết xuất từ lá cây thuốc bỏng còn có tác dụng hỗ trợ chống ung thư và tham gia bảo vệ thận.
 

Những lưu ý khi sử dụng cây lá bỏng


Dùng lá cây thuốc bỏng để chữa bệnh thường cho tác dụng chậm. Chủ yếu là do kinh nghiệm dân gian, nhiều bài thuốc chưa được khoa học chứng minh. Trong khi thu hái và xử lý lá cây thuốc bỏng cần đảm bảo vệ sinh trong tất cả các khâu để đảm bảo vấn đề vệ sinh tránh cho cơ thể không bị nhiễm khuẩn. Kết quả điều trị bằng lá cây thuốc bỏng phụ thuộc cơ địa và mức độ bệnh của người. Trong khi sử dụng lá bỏng để chữa bệnh nếu thấy có biểu hiện bị dị ứng hoặc bệnh tình ngày càng tiến triển nặng hơn thì nên ngưng dùng ngay và đến cơ sở y tế để được hướng dẫn cách xử lý.
 
 
Nguyễn Dung (t/h)