7 bí kíp sinh tồn cần biết để bảo vệ bản thân khi mạng sống chỉ còn tính bằng giây
09:36 29/01/2021
Nếu chẳng may rơi vào những tình huống ngàn cân treo sợi tóc như bị bọ cạp cắn hay bị chảy máu nghiêm trọng, bạn cần có những bí kíp gì để bảo toàn mạng sống của mình?
Trong cuộc sống, việc gặp phải những tình huống hiểm nghèo tưởng chừng như rất khó nhưng trên thực tế, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể biết được bản thân sẽ gặp chuyện gì trong tương lai. Việc gặp nguy hiểm là điều không ai mong muốn nhưng nếu trong một ngày xấu trời, chúng ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn như vậy thì cần phải làm gì để giữ cho mạng sống của mình được an toàn?
Vốn dĩ, tìm hiểu các bí kíp sinh tồn chẳng bao giờ là thừa thãi. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu một số bí kíp sẽ giúp chúng ta có thể thoát khỏi một số tình huống bất ngờ, nguy hiểm, khi mà mỗi giây mỗi phút trôi qua đều sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sống sót của bản thân.
1. Rắn bò vào nhà
Nếu một ngày thấy “bé Na” bò lung tung trong nhà, chúng ta sẽ phải làm gì?
- Bởi vì mọi hành động bất ngờ đều có thể đánh động và khiến rắn quay lại chống trả nên cần bình tĩnh, di chuyển một cách chậm rãi.
- Tuyệt đối không dùng tay trần để bắt hay chạm vào rắn mà hãy sử dụng một tấm chăn dày hoặc quần áo để phủ lên nhằm giới hạn khả năng di chuyển của rắn.
- Gọi cho các chuyên gia đến và xử lý.
2. Bị chảy máu nghiêm trọng
Đây là một trong những tình huống cần lưu tâm đặc biệt khi việc mất quá nhiều máu có thể đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy mà trước khi tới gặp bác sĩ, chúng ta cần nhanh chóng sơ cứu, cầm máu bằng cách:
- Xé bỏ các phần quần áo xung quanh vết thương, không nên lau ở thời điểm này.
- Đặt một miếng bông băng tiệt trùng lên đó, ấn băng chặt cho đến khi máu ngưng chảy.
- Đắp chăn cho người bị thương để tránh trường hợp bị mất thân nhiệt.
3. Gặp nấm độc
Những người có sở thích băng rừng hái nấm cần học cách phân biệt nấm độc và nấm không độc. Trên thực tế, hai loại nấm này khác nhau ở khá nhiều điểm.
- Kiểm tra xem mũ nấm có dạng hình chiếc ô không vì nếu có thì nhiều khả năng đó là nấm độc.
- Kiểm tra lớp vảy trên mũ nấm. Đa số các loại nấm độc thường có các mảng vảy khá lệch màu như đốm nâu trên mũ trắng hoặc đốm trắng trên mũ đỏ.
- Màu sắc vân mặt dưới mũ nấm cũng giúp nhận biết. Nấm ăn được thường có vân trắng, trong khi nấm độc có vân nâu.
4. Gặp lốc xoáy
Những trận cuồng phong có thể có sức tàn phá hết sức khủng khiếp. Tuy nhiên, chúng khá hiếm còn các cơn lốc xoáy thường gặp lại yếu hơn nhiều, chúng ta hoàn toàn có khả năng sống sót nếu làm theo những điều sau:
- Tìm tầng hầm hoặc một căn phòng không có cửa sổ ở tầng thấp nhất (ví dụ như phòng tắm).
- Tránh xa cửa sổ.
- Núp dưới một vật nặng (như bàn, giường, v.v…) sau đó phủ một tấm chăn lên đó.
- Bảo vệ đầu bằng bất cứ thứ gì có thể.
5. Ngộ độc khí than
Khí than hay còn gọi là carbon monoxide (CO). Loại khí này không mùi, không vị, thậm chí chẳng ai nhận ra mình đang hít phải nó trước khi cảm thấy không ổn trong người. Các triệu chứng ngộ độc khí CO cũng không mấy rõ ràng, thường là chóng mặt, căng đầu, mệt mỏi, thở ngắn hoặc khó thở. Trong trường hợp này, hãy làm theo những bước sau:
- Dập cầu giao, ngưng sử dụng toàn bộ đồ điện gia dụng.
- Mở toàn bộ cửa trong nhà để thông khí và rời khỏi nhà ngay lập tức.
- Bình tĩnh để tránh gia tăng nhịp tim, tránh lưu thông khí độc trong người sau đó đến gặp bác sĩ để đề phòng rủi ro.
6. Dị ứng
Có rất nhiều người bị dị ứng với những thứ tưởng là vô hại như ánh sáng mặt trời, nước hay thậm chí là đậu phộng. Tuy nhiên, dị ứng không chỉ đơn giản là cảm thấy ngứa ngáy hay đau bụng, một số trường hợp bị dị ứng nặng có thể sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, nhìn chung, các triệu chứng của dị ứng thường sẽ là kích ứng da, ngạt thở, đầu lâng lâng, mạch đập yếu, chóng mặt, v.v…
Những người bị dị ứng cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức. Trong tình huống khẩn cấp, hãy thực hiện một vài thao tác sau:
- Tìm xem nạn nhân có mang theo thuốc, epinephrine hay không bởi vì đây là thuốc chống dị ứng, đa phần những người có tiền sử bị dị ứng nặng sẽ mang theo.
- Giữ cho nạn nhân bình tĩnh, để họ nằm ngửa còn nếu nạn nhân bị nôn hoặc xuất huyết thì hãy để họ nằm nghiêng.
7. Bị bọ cạp cắn
Đa số các trường hợp bị bọ cạp cắn thường sẽ gây ra đau đớn nhưng không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trên đời tồn tại một số loài bọ cạp mang nọc dộc rất mạnh – đặc biệt là trong các sa mạc phía Tây Nam nước Mỹ như bọ cạp chích (bark scorpion). Chúng dài khoảng 5 – 7 cm, có nọc độc đủ mạnh để gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, cao huyết áp, tim đập nhanh, người yếu dần đi và cơ bắp co giật.
Nếu gặp trường hợp này, hãy nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp của y tế. Nhìn chung, nếu bị bọ cạp cắn, hãy chụp lại ảnh của nó để các bác sĩ xác định loài một cách nhanh chóng nhất và có cách chữa trị đúng đắn, kịp thời.