Bệnh trĩ khiến người bị sưng, giãn và viêm tĩnh mạch ở trực tràng hoặc hậu môn gây ra cảm giác ngứa, đau. Bạn có thể khắc phục triệu chứng của bệnh trĩ bằng 4 bài tập dưới đây.
1. Bài tập đi bộ
Đi bộ không chỉ giúp xương khớp dẻo dai, tăng cường
sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Mỗi ngày, bạn hãy dành khoảng 30 phút đi bộ nhẹ nhàng để phòng ngừa và cải thiện căn bệnh này.
Bài tập đi bộ chữa bệnh trĩ hiệu quả
Khi đi bộ bạn nên đứng thẳng người, hai tay thả lỏng, phần bàn tay và hàm hơi khép lại. Thực hiện đi bộ nhẹ nhàng, khi một chân bướ lên, bạn thực hiện thót hậu môn lại và bước tiếp chân còn lại. Lưu ý, nên chọn trang phục gọn gàng, thoáng mát để cảm thấy thoải mái khi tập luyện.
2. Yoga thân người và thở kết hợp
Yoga rất tốt cho sức khỏe và những người mắc bệnh trĩ cũng không ngoại lệ. Bạn bắt đầu động tác với tư thế đứng thẳng người, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ đồng thời hai chân rộng bằng vai. Từ từ uốn cong đầu gối xuống, lưng giữ thẳng tạo tư thế xuống tấn. Khép miệng lại, đưa lưỡi vòng quanh khoang miệng đếm khi nước bọt đầy miệng thì hít thở sâu, đặt lưỡi lên hàm trên và nuốt từ từ. Đồng thời, thót hậu môn lại và giữ tư thế trong khoảng vài giây. Thở ra và nghỉ khoảng 10-15 giây, sau đó tiếp tục thực hiện khoảng 25 lần.
Yoga thân người và thở kết hợp
Để bài tập phát huy tác dụng cao nhất, bạn nên thực hiện đều đặn 2 lần/ngày.
3. Bài tập đan điền
Người bệnh nằm trên giường hoặc trên thảm với tư thế 2 chân duỗi thẳng, tay đặt song song. Nhắm mắt và suy nghĩ về vùng đan điền. Kết hợp hít thở và thót hậu môn lại đồng thời 2 bàn tay co lại, cắt chặt hàm răng. Kết hợp động tác này, các ngón chân cong lên theo hướng người. Giữ tư thế đó trong khoảng 5-7 giây sau đó thở từ từ và thả lỏng cơ thể.
Bài tập đan điều hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện
bệnh trĩ. Việc thực hiện đều đặn giúp cơ thể tự co thắt hậu môn, tình trạng sa búi trĩ được cải thiện đáng kể.
4. Bài tập nâng hậu môn
Bài tập nâng hậu môn có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc nơi làm việc. Người bệnh ngồi trên ghế và vắt chéo chân, hai tay chống eo. Tiếp đến đứng lên và nhót hậu môn. Giữ tư thế đó trong khoảng 5 phút sau đó thả lỏng người. Thực hiện liên tục khoảng 10-20 phút mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao.
Hãy thử tắm sitz – giải pháp tuyệt vời cho bệnh trĩ trong mùa đông
Phương pháp tắm này có thể giảm đau và khó chịu khi bị trĩ. Không cần quá nhiều nước, bạn chỉ cần cho vừa đủ vào bồn tắm hoặc một chậu nhỏ để có thể ngồi ngâm trong đó. Không cho thêm sữa tắm hoặc bất kỳ loại xà phòng nào khác. Nhiệt độ khoảng 40 – 50 độ C tùy thuộc vào cảm nhận độ ấm từ cơ thể. Ngâm từ 3-4 lần/ngày, mỗi lần 15 phút sau mỗi lần đi tiêu hoặc vào những thời gian thư thái nhất trong ngày. Sau khi ngâm nước ấm, hãy vỗ nhẹ vùng hậu môn, lưu ý không chà xát hoặc lau cứng, dùng một chiếc khăn mềm lau khô. Bạn cũng có thể dùng máy sấy ở nhiệt độ thấp làm khô vùng bị trĩ.
Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ hiệu quả, bạn nên tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn. Chất xơ làm mềm phân và làm cho quá trình đào thải ra bên ngoài dễ dàng hơn. Bạn có thể bổ sung chất xơ thông qua thực phẩm như đậu, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, trái cây tươi và rau. Thêm chất xơ từ từ để tránh đầy hơi.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/04/24/Bệnh trĩ không nên ăn những gì và nên ăn những gì_24042020132613.mp4[/presscloud]
Bệnh trĩ: Nên ăn gì và không nên ăn gì?. Nguồn: Sống Khỏe 24/7
Như Quỳnh (t/h)