Dù áp lực công việc rất lớn nhưng đội ngũ y, bác sỹ vẫn luôn đề cao tinh thần trách nhiệm với công việc. Với họ, động lực để tiếp tục gắn bó với nghề chính là sức khỏe và niềm tin nơi người bệnh.
Trong quá trình làm việc, những người công tác trong
ngành y gặp phải trăm nghìn vất vả, đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề, đặc biệt trong tai biến y khoa... Trong những câu chuyện nghề y, những người theo nghiệp muốn có sự thành công trong nghề nghiệp phải trải qua vô vàn khó khăn, áp lực, đã có lúc mệt mỏi tưởng chừng như muốn ngất lịm sau các ca trực, kíp mổ. Sự hi sinh, cao quý, thiêng liêng của những người mang trong mình dòng máu nghiệp y hòa lẫn vào những giọt mồ hôi, những dòng nước mắt nhưng sau tất cả họ vẫn dùng những nụ cười thân thiện, y đức để đáp trả. Liệu có mấy ai thấu được những gánh nặng của người công tác trong ngành y phải đối mặt?
Đằng sau những nụ cười hạnh phúc, niềm vui sướng của bệnh nhân khi được chuẩn đoán chính xác, được chữa khỏi luôn là những gánh nặng, những trăn trở của người thầy thuốc, để hiểu rõ hơn nỗi vất vả của những người khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, phải tận mắt chứng kiến công việc của họ từng giờ, từng ca trực thâu đêm suốt sáng. Thật vậy ngành y là một ngành rất thường xuyên không có được giấc ngủ ngon, khó có được bữa cơm đầm ấm bên gia đình, dễ gặp nhiều sự rủi ro trong nghề nghiệp, và lại đối mặt với chất thải y tế mà người bệnh mang lại. Điều này càng được minh chứng hơn khi dịch COVID-19 sảy ra trong thời gian qua.
Cán bộ y bác sĩ tại BVĐK Thanh Hóa đang chăm sóc cho người bệnh.
Trao đổi với ông Lê Văn Sỹ - BSCKII, Giám đốc bệnh viện chia sẻ, về những khó khăn, quyết tâm khi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn: “Khi có thông tin về dịch bệnh
COVID-19 bệnh viện đã có sự chủ động phương án chuẩn bị sẳn sàng ứng phó với dịch bệnh, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ y tế, trang thiết bị phòng hộ đối với ca bệnh đầu tiên. Vào khoảng 15h30 chiều 30 tết 2019-2020 (âm lịch) khi mọi người, mọi nhà đang tất bật chuẩn bị bữa cơm tất niên, tôi nhận được tin cán bộ báo cáo qua điện thoại, tức tốc đến bệnh viện ngay, đến 17h30 đón bệnh nhân, tổ chức hội chẩn, đi vào điều trị như 1 ca bệnh thực thụ, mặc dù khi ấy chưa có kết quả xét nghiệm, với 26 cán bộ y, bác sĩ khoa bệnh nhiệt đới với tinh thần sẵn sàng, tự tin, hết sức thận trọng trong khi điều trị, tại thời điểm nghi và nhiễm bệnh đang ở cấp độ 1, nếu không may dịch bệnh sảy ra ở diện rộng hơn thì cái khó khăn của bệnh viện chính là trang thiết bị y tế, dụng cụ vật tư phòng hộ cho nhân viên y tế. Đây là bệnh dịch mới xuất hiện nên chưa có nhiều hiểu biết về chủng loại virus này và tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ hướng dẫn, cập nhật của Bộ Y tế (BYT)và điều trị dựa theo cá thể hóa người bệnh. Ban lãnh đạo bệnh viện thường xuyên cập nhật chỉ đạo của chính phủ, BYT, UBND tỉnh và Sở Y tế với 44 phòng khoa cùng gần 1200 cán bộ y tế với tinh thần quyết tâm cao, cập nhận phương án sảy ra với các cấp độ dịch bệnh nếu sảy ra trên địa bàn tỉnh, ngoài việc thu dung điều trị bệnh nhân tại
bệnh viện, còn tham gia hỗ trợ cho tuyến dưới.
Một kíp mổ tại bệnh viện.
Với các công việc khác thời gian là chỉ 8 tiếng một ngày nhưng đối với ngành y thì 24/24 là chuyện bình thường . Đôi khi thứ 7 chủ nhật còn phải tăng ca hay đang ăn dở bữa cơm, đang ngủ giữa đêm khi có điện thoại cấp cứu thì lại phải tức tốc đến bệnh viện. Hay những ngày lễ tết trong khi mọi người được đoàn tụ với gia đình thì các bác sĩ vẫn phải đến trực tại bệnh viện” ông Sỹ cho biết thêm.
Gặp chúng tôi tại phòng làm thủ tục xuất viện, ông Lê Thanh Hưng (huyện Đông Sơn) cho biết; “Đúng là có bệnh thì vái tứ phương, bố mẹ em năm nay ngoài 80 cả, ở cái tuổi này các cụ đau ốm triền miên, bệnh viện xem như ở nhà, tiếng là đông con nhưng mỗi mình vợ chồng em ở cùng 2 cụ, các anh, chị người Nam, kẻ Bắc. cộng với em công tác tại Truyền hình cáp SCTV, vì đặc thù công việc nên quỹ thời gian dành cho gia đình rất hạn chế, vợ lại con nhỏ, vậy mới biết đội ngũ cán bộ ở đây tận tụy anh ạ, chăm sóc hỏi thăm, điều trị rất tốt nên em cũng yên tâm.”
Quả đúng vậy, nghề y xứng đáng là "Nghề cao quý trong các nghề cao quý", họ đáng để nhận được sự trân trọng từ mọi người, vai trò của họ vẫn luôn tồn tại và ngày càng phát huy được giá trị của mình, những cố gắng và nỗ lực mà những người làm nghề đã cống hiến vô cùng vất vả mới có được, thật đúng là “Lương y như từ mẫu”.
Tiến Anh - Trúc Lam