Chứng bệnh rối loạn lưỡng cực rapper Karik mắc phải nguy hiểm đến mức nào?

Theo y học, rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh rối loạn tâm thần hay rối loạn hưng - trầm cảm, tình trạng người bệnh có thể đột ngột vui vẻ, hào hứng, phấn khích tột độ, có lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm.

Mới đây, Karik đã tiết lộ tình trạng sức khoẻ khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng. Nam ca sĩ cho biết anh mắc chứng rối loạn lưỡng cực suốt 12 năm nay. Hiện tại, anh rất nhạy cảm với các thái độ ngược lại với mình. 

Đáng nói, khi trả lời bình luận của một người bạn, Karik bất ngờ nhắc đến tang sự của bản thân, cảm thấy “sắp hết nhiệm vụ của mình ở hành trình cuộc đời này”. Đông đảo cư dân mạng rất lo sợ Karik sẽ tự làm đau bản thân, đồng thời bày tỏ thắc mắc về căn bệnh rối loạn lưỡng cực.

Karik thừa nhận tình trạng sức khỏe không tốt

Theo y học, rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh rối loạn tâm thần hay rối loạn hưng - trầm cảm, tình trạng người bệnh có thể đột ngột vui vẻ, hào hứng, phấn khích tột độ, có lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm. Bệnh này có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn. Mức độ thất thường trạng thái tâm lý có thể xảy ra tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh (vài lần trong 1 năm hoặc nhiều lần trong tuần). 

Chứng bệnh rối loạn lưỡng cực xảy ra với tỷ lệ khoảng 1%, thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất từ 20 - 40 tuổi. Một phần ba người mắc bệnh có triệu chứng xảy ra xuyên suốt cuộc đời. Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, các mối quan hệ đời tư của bệnh nhân.  

Rối loạn lưỡng cực có thể được chia thành 2 loại: Hưng phấn và Trầm cảm

Trong giai đoạn hưng cảm, con người sẽ cảm thấy phấn khích tột cùng, vui vẻ và lạc quan một cách thái quá. Còn ở giai đoạn trầm cảm, người bệnh sẽ thấy chán chường, mệt mỏi, khóc không lý do, thậm chí tự gây hại cho bản thân hoặc những người xung quanh, thậm chí rơi vào trạng thái kích động mà chính họ không thức được sự nguy hiểm, tính nghiêm trọng của vấn đề. 

Một số biểu hiện của chứng rối loạn lưỡng cực hưng cảm: Đột nhiên ăn uống nhiều hơn; Vận động nhiều để tiêu hao năng lượng; Có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc ảo giác; Cảm xúc hân hoan không đúng chỗ; Tăng ham muốn thể xác… Ngược lại với chứng hưng cảm, người mắc rối loạn lưỡng cực trầm cảm sẽ có một số biểu hiện như: Ăn ít lại; Thay đổi sinh hoạt ngủ nghỉ; Lười vận động; Không thích nói chuyện với người khác; Suy nghĩ nhiều về cái chết; Giảm nhu cầu quan hệ tình dục; Quá trình liên tưởng chậm chạp, trả lời chậm, khó tập trung…

Chứng bệnh khiến con người khó kiểm soát cảm xúc cá nhân

Triệu chứng chính của rối loạn lưỡng cực có thể khác nhau giữa nam và nữ. Nam có thể nhiều cơn hưng cảm trong khi nữ có thể xảy ra nhiều cơn trầm cảm hơn. Đặc biệt, nam giới thời điểm mắc chứng hưng cảm thường tăng lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất cấm…

Mặc dù là căn bệnh liên quan đến rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến, nhưng nguyên nhân xảy ra căn bệnh vẫn còn chưa được giải đáp. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng biến cố xảy ra trong cuộc sống và môi trường là khởi đầu cho cơn rối loạn khí tâm thần đầu tiên. Vì vậy, chúng ta cần sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao, thoải mái tâm trí để phòng tránh căn bệnh này.