Dự báo số cơn bão gần Biển Đông trong tháng 8

Theo dự báo bão mới nhất, dự kiến ​​có 2 hoặc 3 cơn bão gần Biển Đông trong tháng 8.
du-bao-so-con-bao-gan-bien-dong-trong-thang-8-1-1722769140.jpg
Dự báo có 2 hoặc 3 cơn bão đi vào khu vực dự báo của Philippines trong tháng 8. Ảnh: PASAGA

Cục Quản lý Khí quyển, Thiên văn và Địa vật ký Philippines (PASAGA) cho biết, dự kiến ​​có từ 2 đến 3 cơn bão nhiệt đới hình thành hoặc đi vào khu vực dự báo của Philippines (PAR) vào tháng 8.

Obet Badrina, chuyên gia dự báo thời tiết của PASAGA, lưu ý, 2 đến 3 cơn bão gần Biển Đông có thể hình thành hoặc đi vào PAR.

Trước đó, trong tháng 7, có hai cơn bão nhiệt đới là bão Butchoy (tên quốc tế là bão số 2 Prapiroon) và bão Carina (tên quốc tế là bão số 3 Gaemi) đã tấn công Philippines.

Theo Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai Quốc gia, gió mùa tây nam và bão Gaemi đã tác động đáng kể đến Philippines, đặc biệt là từ ngày 22 đến ngày 24.7.2024. Mưa lớn đến rất to (100-200 mm) xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau bao gồm cả Metro Manila, nơi đã tuyên bố "tình trạng thiên tai" vào ngày 24.7.2024.

du-bao-so-con-bao-gan-bien-dong-trong-thang-8-2-1722769140.jpg
Một người dân lội trong nước lũ do bão Gaemi tại thành phố Quezon, Metro Manila, Philippines, ngày 24.7.2024. Ảnh chụp màn hình

Tính đến ngày 31.7.2024, Trung tâm thông tin và giám sát hoạt động ứng phó thảm họa (DROMIC) báo cáo rằng hơn 1,2 triệu gia đình, tương đương gần 4 triệu người trên nhiều khu vực đã bị ảnh hưởng.

Tổng số người phải di dời là hơn 75.000 gia đình, tương đương gần 274.000 người. Ngoài ra, hơn 2.100 ngôi nhà bị hư hại.

Bão Gaemi khiến ít nhất 39 người thiệt mạng ở Philippines.

Bão Gaemi bắt đầu là một cơn bão nhiệt đới nhưng nhanh chóng mạnh lên thành siêu bão, khiến ít nhất 65 người thiệt mạng ở Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục, trong đó 39 người thiệt mạng ở Philippines. Siêu bão số 3 đánh chìm một tàu chở dầu ở Vịnh Manila.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. có quan điểm rõ ràng khi nói rằng: "Đây chính là tác động của biến đổi khí hậu".

Bão Gaemi mạnh lên nhanh chóng trên vùng biển rất ấm, đạt tốc độ gió tối đa 230 km/h. Phân tích ban đầu cho thấy cơn bão có khả năng mạnh lên do biến đổi khí hậu, xét đến bối cảnh nhiệt độ đại dương ấm nhất từng được ghi nhận.

Biến đổi khí hậu làm ấm biển và nước ấm là nhiên liệu cho các cơn bão, lốc xoáy và bão nhiệt đới dữ dội hơn.

Philippines có nguy cơ thảm họa cao nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương với thiên tai.

Quốc gia quần đảo Thái Bình Dương này trải dài 1.850 km từ bắc xuống nam và nằm ngay trên đường đi của nhiều cơn bão. Quốc gia này cũng nằm trên Vành đai lửa, khiến nơi đây có nguy cơ bị động đất và phun trào núi lửa.

du-bao-so-con-bao-gan-bien-dong-trong-thang-8-3-1722769140.jpg
Tàu MT Terra Nova bị lật do bão Gaemi ở Vịnh Manila, Philippines, ngày 25.7.2024. Ảnh: Cảnh sát biển Philippines

Nghiên cứu gần đây cho thấy thủ đô Manila của Philippines đặc biệt dễ bị tổn thương.

Manila là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, với hơn 42.000 người trên 1 km2. Ước tính hiện có 15 triệu người đang sống ở khu vực đô thị Manila - gấp 10 lần dân số năm 1950. Một số con sông lớn và khoảng 30 nhánh sông chảy qua thành phố.

Khi thành phố phát triển, các bề mặt bê tông đã tăng lên và không gian xanh bị thu hẹp. Hệ thống thoát nước mưa và cơ sở hạ tầng quản lý lũ lụt không theo kịp.

Siêu bão Gaemi gây tác động nặng nề cho Manila. Đường sá không thể đi lại được. Các con sông vỡ bờ. Cư dân của các khu định cư không chính thức - thường được xây dựng gần các con sông - phải di tản.

Lượng mưa lớn ở các lưu vực đã buộc các nhà chức trách phải xả lũ, làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt do mưa ở thành thị.

PAGASA dự báo có khoảng 13 đến 18 cơn bão nhiệt đới đổ bộ Philippines trong năm 2024.