Giống "bắp cải" kỳ lạ, cao vài mét, thấy cũng chớ nên hái

Vũ Hạnh
Loại cây kỳ lạ, độc đáo với hình dáng “nửa ngô, nửa bắp cải” này có tên là Tháp vàng, được người Tây Tạng rất coi trọng.

Giao thông phát triển, các tuyến đường lên Tây Tạng ngày càng thuận tiện. Tây Tạng cũng trở thành nơi nhiều khách du lịch muốn đặt chân tới, trong đó có rất nhiều người thích tự lái xe đến Tây Tạng. Họ thường lựa chọn tuyến đường Tứ Xuyên - Tây Tạng để có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của núi non, sông nước nơi đây.

Đời sống - Giống 'bắp cải' kỳ lạ, cao vài mét, thấy cũng chớ nên hái

Trên đường đến Tây Tạng, ngoài phong cảnh tuyệt đẹp còn có rất nhiều loại cây có hình dạng kỳ lạ. Trong số đó, có một loại cây độc đáo với hình dáng “nửa ngô, nửa bắp cải” khiến du khách không khỏi tò mò.

Với thời tiết khắc nghiệt và độ cao trung bình trên 4.000m so với mực nước biển, việc bắp cải sinh trưởng ở đây là rất khó. Vậy loại cây giống bắp cải được nhìn thấy trên tuyến đường Tứ Xuyên - Tây Tạng là gì?

Đời sống - Giống 'bắp cải' kỳ lạ, cao vài mét, thấy cũng chớ nên hái (Hình 2).

Trên thực tế, tên của nó là "Tahuang" (Tháp vàng). Người dân địa phương còn gọi nó là “bắp cải khổng lồ”.

Tahuang có tên khoa học là Rheum nobile, là một loại cây thân thảo sống chủ yếu trên dãy Himalaya ở độ cao 4.000 – 4.800m, phân bố rải rác từ đông bắc Afghanistan tới Butan và Tây Tạng. Cụm hoa khổng lồ của nó cao 1-2m, mọc sát đất, cao hơn rất nhiều so với cây bụi. Khi còn có màu trắng, xanh, cây Tahuang cũng có thể ăn sống. Nhai trong miệng sẽ cảm nhận được vị ngọt.

Đời sống - Giống 'bắp cải' kỳ lạ, cao vài mét, thấy cũng chớ nên hái (Hình 3).

Sức sống của loại thực vật này rất bền bỉ, tuổi thọ khoảng 10 đến 40 năm, điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi nó có thể sinh trưởng ở độ cao 4.000m trong môi trường lạnh giá quanh năm.

Mặc dù Tahuang tương đối hiếm ở các vùng nông thôn trên cả Trung Quốc nhưng nó khá phổ biến trên tuyến đường Tứ Xuyên – Tây Tạng. Tahuang khó có thể nở hoa, một khi nở hoa là sắp chết. Do đó, thời gian sống cụ thể của cây Tahuang được xác định bởi thời gian ra hoa của nó.

Giá trị của loại cây này chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh:

- Giá trị y học

Tahuang là một loại dược liệu quý ở Tây Tạng. Trước đây, người dân địa phương sử dụng nó để điều trị các bệnh của gia súc, gia cầm. Dần dần, người ta sử dụng nó làm dược liệu chữa bệnh cho con người như bướu cổ, nhiệt miệng, khô miệng. Rễ của nó còn được dùng để điều trị lở loét, mụn nhọt, các vết thương lâu lành.

Mặc dù giá trị dược liệu của Tahuang cao nhưng bạn không thể tùy tiện sử dụng, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

-Giá trị địa chất

Tahuang thường mọc trong đống đất đá, hệ thống rễ của nó có thể ăn sâu vào lòng đất khoảng 2m. Nó có tác dụng quan trọng đối với cấu trúc địa chất ở Tây Tạng, đặc biệt là ở những khu vực nhiều đất đá, giúp tránh sạt lở đất. Vì vậy, người dân địa phương rất trân trọng nó.

Khi đi Tây Tạng, nếu bắt gặp cây Tahuang, bạn không nên tùy tiện nhổ nếu không có thể sẽ bị người dân địa phương bắt bồi thường.

Minh Hoa (t/h)