"Họng súng vũ trụ" gấp 20 lần Trái Đất xuất hiện, 31-3 địa cầu đón "bão'' lớn

Vũ Hạnh
Một vết đen Mặt Trời - dạng "họng súng vũ trụ" có thể bắn phá các hành tinh và gây bão địa từ - đang hướng về phía Trái Đất và giải phóng luồng năng lượng tốc độ lên tới 1,8 triệu dặm/giờ.

Dự kiến vào hôm 31-3 và 1-4 cú bắn phá dữ dội của họng súng to gấp 20 lần Trái Đất này sẽ tiếp cận được từ quyển hành tinh, khiến các vùng cực "bùng cháy" với cực quang vô cùng mạnh mẽ.

Phát hiện này theo sau vụ phát hiện một vết đen Mặt Trời khác có cách thước gấp 30 lần Trái Đất, từng khiến Mỹ rực rỡ cực quang hồng và mất điện vô tuyến sóng ngắn ở một số nơi ít ngày trước. Khi họng súng thứ nhất vừa quay khỏi Trái Đất, họng sũng thứ 2 đã hiện ra.

Họng súng vũ trụ gấp 20 lần Trái Đất xuất hiện, 31-3 địa cầu đón bão lớn - Ảnh 1.

Vết đen Mặt Trời mới to gấp 20 lần Trái Đất - Ảnh: NASA

Các quả pháo sáng và cầu lửa (vụ phóng khối lượng đăng quang - CME) mà các vết đen Mặt Trời bắn ra khi va chạm với từ quyển sẽ tạo ra bão địa từ, có thể gây ra cực quang và làm nhiễu loạn hệ thống điện, vô tuyến, định vị.

Tuy nhiên lần này các nhà khoa học kỳ vọng nó sẽ không gây thiệt hại cho Trái Đất.

Giáo sư vật lý vũ trụ Mathew Owens từ Đại học Reading (Anh) nói với Bussiness Insider rằng vết đen này nhiều khả năng xuất hiện ở đường xích đạo của Mặt Trời, vị trí khiến các nhà khoa học khẳng định gần như chắc chắn rằng Trái Đất phải hứng đạn vào ngày 31-3 và 1-4.

Ông dự báo tốc độ gió Mặt Trời mà nó đang phóng ra là khoảng 800-1,8 triệu dặm/giờ.

Mặt Trời đang dần đạt đến đỉnh điểm của chu kỳ hoạt động 11 năm, dự kiến sẽ tiếp tục bắn phá Trái Đất trong các sự kiện tương tự. Điều này cũng đem đến lo ngại bởi một cú bắn quá mạnh từ một lỗ đen quá to hoàn toàn có thể làm hỏng các vệ tinh, thậm chí làm sập lưới điện, vô tuyến trên diện rộng.

Hiện nhiều đài quan sát vũ trụ và mặt đất vẫn đang theo dõi sát Mặt Trời và cố gắng dự báo những sự kiện cực đoan, bao gồm tàu SDO của NASA, SOHO của ESA và các cơ quan mặt đất như Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA).

Theo Người Lao Động