Lưu ngay những mẫu văn khấn xin hạ lễ tại nhà và ở đền, chùa

Văn khấn hạ lễ là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt, thường được thực hiện vào các dịp lễ hội, cúng bái tại đình, chùa, miếu mạo hoặc trước bàn thờ gia tiên.

Nghi thức xin hạ lễ luôn là một phần quan trọng bên cạnh việc dâng hương trong các nghi lễ tâm linh của người Việt. Chuẩn bị một bài văn khấn xin hạ lễ cẩn thận không chỉ thể hiện sự thành kính mà còn là cách để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và thần Phật.

Văn khấn xin hạ lễ là gì?

Văn khấn xin hạ lễ là bài khấn dùng trong các nghi thức tâm linh, khi người làm lễ muốn xin phép thần linh hoặc gia tiên cho hạ lễ vật (như hoa, trái cây, bánh trái...) sau khi lễ cúng hoàn thành.

Bài văn khấn này mang ý nghĩa sâu sắc, vừa thể hiện lòng thành kính, vừa gửi gắm mong muốn được “thụ lộc” – nhận lại lễ vật đã được thần linh và tổ tiên chứng giám, ban phước lành. Điều này xuất phát từ niềm tin rằng lễ vật khi đã dâng lên sẽ mang lại sự may mắn, bình an cho gia đình.

Đặc biệt, nhiều lễ vật, nhất là thực phẩm, thường được giữ lại để gia đình sử dụng, tránh lãng phí và coi đó như phước lộc mà thần linh, tổ tiên ban tặng.

luu-ngay-nhung-mau-van-khan-xin-ha-le-tai-nha-va-o-den-chua3-1737710910.jpg
Văn khấn xin hạ lễ là một bài khấn được sử dụng trong các nghi thức tâm linh (Ảnh: Sưu tầm)

Cấu trúc văn khấn xin hạ lễ

Theo kinh nghiệm dân gian, một bài văn khấn xin hạ lễ thường được chia làm ba phần rõ ràng:

1. Phần mở đầu: Lời chào và kính lễ

Kính lạy chư vị thần linh, gia tiên: Gọi tên và tôn kính các vị được thờ phụng, theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Xác định địa điểm và mục đích: Nếu làm lễ tại đền, chùa, miếu, thì nêu tên cụ thể. Nếu tại nhà, hãy nhắc đến bàn thờ gia tiên hoặc thần linh.

2. Phần nội dung chính: Lời khấn nguyện

Thông tin người khấn: Người thực hiện lễ sẽ xưng tên, nêu địa chỉ hoặc nơi cư trú.

Tóm tắt sự kiện: Nhắc lại lý do, sự kiện lễ cúng, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn và cảm tạ những điều đã được chứng giám.

3. Phần kết: Cảm tạ và xin phép

Xin phép hạ lễ vật, mong nhận lại lộc để gia đình an lành, tài lộc hưng thịnh.

Lời cảm tạ chân thành và kết thúc bằng lời chào kính cẩn.

Gợi ý một số mẫu văn khấn xin hạ lễ

 Vào các dịp mùng 1, ngày Rằm âm lịch, giỗ chạp… các gia đình đều chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, tươm tất dâng lên bàn thờ để thể hiện lòng thành kính với thần Phật, tổ tiên. Sau khi kết thúc nghi thức, gia chủ sẽ đọc văn khấn xin hạ lễ.

Mỗi một lễ cúng sẽ có một mẫu văn khấn xin hạ lễ riêng biệt. Dưới đây là một số mẫu văn khấn dùng để xin phép hạ lễ sau khi cúng tại gia hoặc tại đền, chùa, giúp gia chủ “thụ lộc” một cách thành kính và hợp lễ nghi.

Văn khấn xin hạ lễ ngày mùng 1

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần Linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy gia tiên tiền tổ nội ngoại họ...

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng ... năm ..., tín chủ con là:…

Ngụ tại:…

Nhân ngày mùng 1 đầu tháng, tín chủ con lòng thành kính lễ, dâng lên hương hoa, lễ vật, phẩm oản để tỏ lòng thành kính, cầu xin chư vị chứng giám.

Nay lễ đã mãn, cúi xin chư vị Tôn Thần, gia tiên tiền tổ chứng giám lòng thành, cho phép tín chủ con được hạ lễ, mang về thụ lộc để hưởng phước lành, xin phù hộ độ trì cho gia đình con được:

  • Mọi sự hanh thông, thuận lợi.
  • Sức khỏe dồi dào, bình an mạnh khỏe.
  • Công việc suôn sẻ, tài lộc vượng phát.

Tín chủ con lòng thành kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

luu-ngay-nhung-mau-van-khan-xin-ha-le-tai-nha-va-o-den-chua1-1737710886.jpg
Văn khấn xin hạ lễ ngày mùng 1 (Ảnh: Sưu tầm)

Văn khấn xin hạ lễ ngày rằm

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con kính lạy Phật, Pháp Tăng, các chư vị Bồ Tát. Long Vương, Táo Quân, các vị thần linh,..

Hôm nay là ngày rằm tháng…

Con tên là… trú tại… cùng gia đình thành tâm sắm sửa lễ cúng, dâng hương hoa, lễ vật trước án.

Con kính tạ các Ngài đã chứng giám và phù hộ độ trì cho gia đình con trong buổi lễ cúng đất.

Tới giờ này, mâm lễ đã mãn con kinh được hạ lễ. Con kính xin lưu phúc, lưu ân và xin phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, kính mong các Ngài tiếp tục phù hộ cho gia đình con luôn luôn bình an, Sức khoẻ và may mắn trong mọi công việc.

Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Văn khấn xin hạ lễ hóa vàng sau Tết

Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư phật mười Phương

Con lạy ông Hoàng Thiên, lậy Hậu Thổ, lạy Long Mạch, lạy ông bà Táo Quân, chư vị tôn thần.

Con lạy Người Đương niên hành khiển, ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các vị thổ địa, các vị Táo Quân, Các vị Long mạch tôn thần.

Con xin lạy các cụ tổ khảo, tổ tỷ, và nội ngoại tiên linh

Hôm nay là ngày… tháng… năm ( âm lịch)

Chúng con tên là:…. tuổi… hiện đang cư trú tại….

Chúng con xin thành tâm sửa biện hương hoa, cùng vật phẩm, phù tửu làm lễ nghi, cung bày trước án. Con kính cẩn thưa trình lên các ngài: nay tiệc xuân đã mãn, tết nguyên đán đã qua đi, con xin thiêu hóa kim ngân, cùng lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về với âm cảnh.

Con kính xin lưu phúc, lưu ân, xin phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, cho mọi sự tốt lành, cho con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc đầy nhà, gia đạo an vui. Con xin dâng lòng thành kính cẩn, lễ bạt tiến dần, mong lượng cả soi xét, chứng giám cho lòng thành chúng con.

Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

luu-ngay-nhung-mau-van-khan-xin-ha-le-tai-nha-va-o-den-chua2-1737710886.jpg
Văn khấn xin hạ lễ hóa vàng sau Tết (Ảnh: Sưu tầm)

Văn khấn hạ lễ tại gia đình (thờ cúng gia tiên)

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân cùng các Chư vị Tôn thần.

Con kính lạy tổ tiên nội ngoại họ ...

Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ..., tín chủ con là ...

Ngụ tại: ...

Hương hoa lễ vật con đã dâng, nay lễ đã mãn. Cúi xin gia tiên tiền tổ chứng giám lòng thành, cho phép con được hạ lễ mang về để thụ lộc.

Kính xin phù hộ độ trì cho gia đình con được bình an, mạnh khỏe, vạn sự như ý.

Kính bái!

Văn khấn xin hạ lễ ở chùa, đền

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Ông, Đức Thánh Hiền.

Con kính lạy Chư vị Thánh Thần cai quản tại (tên đền/chùa/miếu).

Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ..., tín chủ con là ...

Ngụ tại: ...

Hương hoa lễ vật con đã kính dâng, nhờ ân đức của chư Phật, Thánh, Thần, nay lễ đã mãn, lòng thành đã tỏ.

Cúi xin chư vị chứng giám lòng thành, cho phép con được hạ lễ mang về thụ lộc để hưởng phước lành.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Mẫu văn khấn xin hạ lễ cúng đất đai

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, Long mạch Táo quân, các vị thần linh và tổ tiên.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Con tên là… trú tại… cùng gia đình thành tâm sắm sửa lễ cúng, dâng hương hoa, lễ vật trước án.

Con kính tạ các Ngài đã chứng giám và phù hộ độ trì cho gia đình con trong buổi lễ cúng đất.

Tới giờ này, mâm lễ đã mãn con kinh được hạ lễ và kính mong các Ngài tiếp tục phù hộ cho gia đình con luôn luôn bình an, đất đai màu mỡ và nhà cửa yên ấm. Con tin tạ lễ và kính lễ các Ngài.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Những điều cần chú ý khi thực hiện văn khấn xin hạ lễ

Khi đã chuẩn bị xong bài văn khấn xin hạ lễ, gia chủ cần lưu ý một số điểm quan trọng để nghi thức trở nên trang nghiêm và đúng đắn hơn.

  1. Thực hiện nghi thức với lòng thành kính: Trong suốt buổi lễ, gia chủ cần duy trì thái độ trang trọng, tránh cười đùa hoặc làm ồn ào, để tôn vinh không gian tâm linh.

  2. Đọc rõ ràng và to tiếng: Việc đọc bài khấn một cách rõ ràng, chậm rãi, và đủ âm lượng sẽ giúp tạo nên không khí thiêng liêng, thể hiện sự tôn trọng đối với thần linh và tổ tiên.

  3. Hóa vàng mã (nếu có): Sau khi hạ lễ, nếu có vàng mã, gia chủ cần thực hiện nghi thức hóa vàng một cách nghiêm túc, để tiễn những lễ vật lên thần linh.

  4. Thực hiện hạ lễ đúng thời điểm: Không nên vội vàng thực hiện hạ lễ khi nghi thức chưa hoàn tất. Chỉ khi buổi lễ hoàn thành, gia chủ mới tiến hành xin phép hạ lễ.

  5. Chia lộc sau khi hạ lễ: Sau khi hoàn tất nghi thức, gia chủ có thể chia lộc cho các thành viên trong gia đình. Đây là cách thể hiện sự đồng lòng, cầu chúc may mắn, bình an cho cả nhà.

Những điều trên sẽ giúp gia chủ thực hiện đúng nghi thức văn khấn xin hạ lễ trong các dịp lễ như mùng 1, rằm, hay các nghi thức cúng bái tại gia đình, đền, chùa. Không chỉ bày tỏ lòng thành kính, mà việc thực hiện đầy đủ và đúng mực còn giữ gìn nét đẹp truyền thống thờ cúng, cầu mong sự bình an, thịnh vượng.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.