Người phụ nữ thức tỉnh sau 27 năm sống thực vật: Đừng bao giờ mất hy vọng vào những người thân yêu
15:02 13/08/2019
Năm 1991, một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng đã khiến người phụ nữ 32 tuổi bị chấn thương não phải sống thực vật gần 3 thập kỷ.
Bà Munira Abdulla đến từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất từng bị tai nạn xe hơi năm 32 tuổi. Khi đó, bà đang lái xe đưa con trai 4 tuổi Omar Webair từ trường về nhà tại thành phố Al Ain (UAE) thì bị chiếc xe bus đâm phải.
Vụ tai nạn khiến Abdulla hôn mê sâu, chấn thương não rất nặng. Cậu bé Omar may mắn hơn nhiều vì chỉ bị thương nhẹ. Lúc ấy, cậu được mẹ ôm chặt bảo vệ nên mới thoát được lưỡi hái tử thần. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho rằng bà mẹ 32 tuổi không bao giờ có thể tỉnh lại được nữa.
Sau 27 chìm đắm trong giấc ngủ dài, tại một bệnh viện ở Đức, bà Abdulla bất ngờ tỉnh lại gọi tên con trai trong sự ngỡ ngàng của người thân.
Sau 27 chìm đắm trong giấc ngủ dài, tại một bệnh viện ở Đức, bà Abdulla bất ngờ tỉnh lại gọi tên con trai trong sự ngỡ ngàng của người thân.
Câu chuyện hy hữu của Abdulla đã được nhiều người biết đến sau cuộc phỏng vấn với con trai bà - anh Omar Webair trên The National (một hãng tin tức lớn ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất). Ngay ngày hôm sau, hàng loạt các tờ báo quốc tế đã đưa tin và gọi đây là: "Phép lạ thời hiện đại: Người phụ nữ thức dậy sau gần ba thập kỷ hôn mê".
Câu chuyện phi thường này truyền cảm hứng mạnh mẽ, hàng loạt cuộc gọi từ các nhà báo yêu cầu chi tiết chuyện gì đã xảy ra. Họ băn khoăn rằng: Có phải bà ấy bị mắc kẹt trong cơ thể mình suốt từng ấy thời gian? Làm thế nào bà ấy có thể điều chỉnh cuộc sống với thế giới hiện đại khi tỉnh lại?
27 năm sống thực vật nhưng luôn có ý thức
Sau vụ tai nạn, bà Abdulla từng được đưa tới London để tiến hành điều trị. Thế nhưng, thương tích quá nặng khiến bà rơi vào tình trạng sống thực vật.
Khi được chẩn đoán, bà Abdulla được các bác sĩ nói rằng có ý thức tối thiểu. Tức là, bà có dấu hiệu tối thiểu và không liên tục của một số ý thức cơ bản. Điều này có nghĩa, bà vẫn còn hi vọng phục hồi ý thức đầy đủ hơn so với trường hợp ở trạng thái thực vật hoàn toàn. Tuy nhiên, tỉnh lại hay không một phần do may rủi, phần lớn là ở ý chí của người bệnh.
Tại tuần cuối cùng trong phòng khám Schoen ở Bad Aibling vào tháng 6/2018, bà Abdulla bất ngờ tỉnh lại trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
Từ đó, bà Abdulla không thể nhận thức được môi trường xung quanh nhưng vẫn cảm nhận được đau đớn vô cùng chân thật. Điều trị ở Anh một thời gian, bà được gia đình chuyển trở về bệnh viện ở Al Ain. Tại đây, để tránh bị thoái hóa cơ bắp, bà được tiếp nhận vật lý trị liệu.
Anh Omar cho biết: Dù biết mẹ không thể nói được, nhưng anh vẫn cảm nhận được cảm xúc của bà thông qua biểu cảm trên khuôn mặt.
Nhiều năm sau, do hạn chế về bảo hiểm, bà Abdulla được chuyển đi điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau tại UAE. Cho đến năm 2017, gia đình Omar được chính phủ trợ cấp cho một khoản tiền để đưa bà đến Đức điều trị. Tại tuần cuối cùng trong phòng khám Schoen ở Bad Aibling (cách thành phố Munich, Đức khoảng 50km) vào tháng 6/2018, bà Abdulla bất ngờ tỉnh lại trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
Lời nhắn nhủ: Đừng bao giờ mất hy vọng vào những người thân yêu
Lần tỉnh dậy khi đó, bà Abdulla nhớ lại, bà nghe thấy tiếng con trai cãi vã bên giường bệnh. Lo lắng con trai gặp nguy hiểm, bà muốn tỉnh dậy nói chuyện nhưng chỉ có thể ú ớ trong miệng và cựa quậy chân tay. Ngay lập tức, anh Omar đã báo cho bác sĩ trong bệnh viện.
Tuy nhiên, các bác sĩ lại nói với Omar, đó chỉ là một phản ứng bình thường của người sống thực vật. Tuy nhiên, 3 ngày sau, bà Abdulla đã thực sự tỉnh lại và gọi tên con trai mình. Mỗi lần nói về giây phút ấy, anh Omar vẫn không khỏi xúc động: “Tôi đã mơ về khoảnh khắc này rất nhiều năm rồi”.
Omar luôn đồng hành bên cạnh mẹ suốt bao nhiêu năm.
Sau đó, bà tiếp tục gọi tên những thành viên khác trong gia đình với niềm hạnh phúc khôn nguôi. Dường như bà cũng mong đợi ngày này đã lâu, luôn chờ đến lúc có thể tận mắt nhìn thấy và nói chuyện với những người luôn ở bên cạnh mình bao năm qua.
Dần dần, bà Abdulla có nhận thức và phản ứng cũng tốt hơn. Hiện tại, mặc dù khó khăn nhưng bà đã có thể trả lời được các câu hỏi, đọc được Kinh Qur’an. Bà thường xuyên trò chuyện với con trai và biết, nói được vị trí đau của mình.
Chia sẻ về câu chuyện của mẹ, Omar muốn nhắn nhủ với mọi người rằng, đừng bao giờ từ bỏ hi vọng đối với những người mình yêu thương. Dù họ trong tình trạng sống thực vật, đừng coi họ như đã chết. Trong thời gian bà Abdulla sống thực vật, đến bệnh viện mỗi ngày đã trở thành thói quen của cậu bé Omar cho tới tận khi trưởng thành. Ngày nào anh cũng đi bộ 4km để gặp mẹ, ngồi tâm sự với bà dù không được đáp lại. Có những khi, tình trạng của mẹ khiến anh Omar khó duy trì công việc. Tuy nhiên, anh vẫn lựa chọn tìm cách ở bên mẹ của mình.
“Nhiều lần bác sĩ nói với tôi, mẹ chẳng có cơ hội tỉnh lại, những phương pháp điều trị đều vô nghĩa, nhưng tôi vẫn tin tưởng vào bà, và có thể làm tất cả để cải thiện tình trạng mẹ tôi.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy hối hận. Tôi tin rằng, tôi luôn bên cạnh mẹ nên Chúa đã cứu vớt mẹ tôi”.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/08/13/Mum Wakes Up From 27-Year Coma_13082019144417.mp4[/presscloud]
Video. Nguồn: Independent.
Xem thêm: Chuyện kỳ lạ về cậu bé 12 năm 'tâm trí mắc kẹt trong cơ thể' và hành trình quật cường để hồi sinh
Thùy Nguyễn (Theo Independent)