Theo đó, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội xác định mức chênh lệch khá lớn giữa điểm xét tuyển bằng học bạ và điểm xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Cụ thể, 17 điểm tốt nghiệp được tính tương đương 22,5 điểm học bạ, mức chênh là 5,5 điểm. Càng ở các mức điểm cao, khoảng cách giữa điểm tốt nghiệp và điểm học bạ càng được thu hẹp lại.
Ví dụ, 19 điểm tốt nghiệp tương đương 22,81 điểm học bạ, 20 điểm tốt nghiệp tương đương 23,12 điểm học bạ, 26 điểm tốt nghiệp tương đương 26,25 điểm học bạ, 27 điểm tốt nghiệp tương đương 27,75 điểm học bạ.
Chi tiết bảng quy đổi của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội như sau:

Cũng trong thông báo này, trường Xây dựng công bố điểm sàn xét tuyển dao động từ 17 đến 20 điểm. Các ngành lấy điểm sàn cao là Kiến trúc, Xây dựng dân dụng, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính...
Các ngành lấy điểm sàn thấp là Mỹ thuật đô thị, Nghệ thuật và Thiết kế, Kỹ thuật cấp thoát nước, Kỹ thuật vật liệu...

Điểm sàn xét tuyển năm 2025 của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (Ảnh chụp màn hình).
Năm nay, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội có 4 phương thức xét tuyển. Ngoài phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, trường xét tuyển học bạ THPT, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét kết quả kỳ thi do các trường đại học khác tổ chức.
Số lượng các kỳ thi được mở rộng hơn so với năm 2024 gồm: đánh giá tư duy năm 2024 và 2025 của Đại học Bách Khoa, đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và bài thi V-SAT năm 2025.
Năm ngoái, trường chỉ xét duy nhất kết quả kỳ thi đánh giá tư duy.
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp tương đương IELTS 5.5 trở lên được sử dụng để thay thế điểm môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển. Tuy nhiên, trường chưa công bố cách thức quy đổi điểm.
Đáng chú ý, thí sinh dùng học bạ và kết quả các kỳ thi đánh giá sẽ không được dự tuyển vào các ngành có vẽ mỹ thuật như kiến trúc, quy hoạch... Các ngành đặc thù này chỉ xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển thẳng, kết hợp với điểm thi môn vẽ mỹ thuật.
Theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở Giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội là 1 trong 5 cơ sở giáo dục đại học được định hướng phát triển trọng điểm về Kiến trúc và Xây dựng.