Từ năm 2025, tài xế không được vượt đèn vàng nếu chưa đi qua vạch dừng

Theo quy định tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, khi tín hiệu đèn giao thông là màu vàng, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng.

Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ năm 2025, quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ có nội dung mới về Tín hiệu đèn giao thông.

Cụ thể, tại khoản 4 Điều 11, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu: Xanh, vàng, đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian.

Từ năm 2025, tài xế không được vượt đèn vàng nếu chưa đi qua vạch dừng - 1

(Ảnh minh họa: G.T.).

Nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ

Người tham gia giao thông cần tuân thủ các quy định sau:

  • Đèn xanh: Được phép di chuyển. Tuy nhiên, nếu phát hiện người đi bộ hoặc xe lăn của người khuyết tật đang trên đường, người lái xe phải giảm tốc độ hoặc dừng hẳn để nhường đường.
  • Đèn vàng: Phải dừng trước vạch dừng. Nếu phương tiện đã vượt qua vạch dừng hoặc đang trên vạch dừng khi đèn vàng bật, được tiếp tục di chuyển.
  • Đèn vàng nhấp nháy: Được phép đi nhưng cần chú ý quan sát, giảm tốc độ và sẵn sàng nhường đường cho người đi bộ, xe lăn hoặc các phương tiện khác.
  • Đèn đỏ: Nghiêm cấm di chuyển.

Theo lãnh đạo Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT), Nghị định 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, quy định rõ việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đáng chú ý, nhiều hành vi vi phạm đã có mức xử phạt tăng đáng kể nhằm đảm bảo tính răn đe và lập lại trật tự giao thông.

Mức phạt mới cho ô tô

  • Mở cửa xe không an toàn gây tai nạn: Trước đây bị phạt 400.000-600.000 đồng, nhưng từ 2024, mức phạt tăng lên 20-22 triệu đồng.
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông: Mức phạt cũ là 4-6 triệu đồng, mức mới tăng lên 18-20 triệu đồng.
  • Không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông: Mức phạt trước đây là 4-6 triệu đồng, giờ tăng lên 18-20 triệu đồng.

Mức phạt mới cho xe máy

  • Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông: Từ mức phạt cũ 800.000-1 triệu đồng, nay tăng lên 4-6 triệu đồng.

Đại diện Cục CSGT nhấn mạnh, việc tăng mức xử phạt hành chính là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trật tự giao thông. Để lập lại trật tự đòi hỏi việc thực thi Pháp luật phải nghiêm minh, chế tài đủ tính răn đe, tương xứng với vi phạm, nhất là các hành vi cố ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông", lãnh đạo Cục CSGT khẳng định.

Với những thay đổi này, người dân cần nghiêm túc chấp hành luật giao thông để tránh các mức phạt nặng và góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn hơn.